Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở nữ giới, đây là một dấu hiệu bất thường trong sức khỏe của người phụ nữ. Vậy rối loạn kinh nguyệt có dấu hiệu như thế nào? Nguyên nhân do đâu và biện pháp chữa trị nào hiệu quả nhất? Cùng Tấm đi tìm câu trả lời nhé!
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Các triệu chứng thường gặp
1.1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Như mọi người đều biết, kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ngoài âm đạo. Nguyên nhân là do bóng tróc lớp niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái là từ độ tuổi 12-16. Thời gian hành kinh là 3-6 ngày. Một chu kỳ kinh kéo dài từ 28-35 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.
Như vậy, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều, có thể ít hơn 28 ngày hoặc dài hơn 35 ngày; số ngày hành kinh cũng như lượng máu mất đi mỗi kỳ hành kinh bất thường so với các chu kỳ trước đó.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
1.2. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh bất thường : Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
Số ngày hành kinh, lượng máu kinh bất thường: Là những thay đổi về số lượng và ngày có kinh.
- Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày có kinh
- Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
Màu kinh bất thường: Như chúng ta đều biết, máu kinh thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt, thậm chí chuyển đen thì là bất thường.
Một số triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Các triệu chứng không thể tránh khỏi khi đến kỳ kinh, và trở thành nỗi ám ảnh của chị em đó là đau bụng dưới khi hành kinh. Cơn đau có thể dữ dội cảm tưởng như xuyên ra cột sống, đau lưng, tức ngực, cơn đau lan xuống đùi và lan ra toàn bụng, thậm chí nhức bấy toàn thân. Ngoài ra còn có những thay đổi về tâm lý, cảm xúc như buồn nôn, dễ xúc động, cáu gắt,…gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau như:
Do sự thay đổi nội tiết tố
Cuộc đời của người phụ nữ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: từ tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú,….Mỗi giai đoạn có những thay đổi cơ thể khác nhau, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Cụ thể:
- Độ tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
- Bước vào tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
- Sau thời kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh sẽ biến mất ở người phụ nữ.
- Thời điểm mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
- Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.
Nguyên nhân thực thể:
- Hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…
- Rối loạn tuyến giáp, u tuyến yên, các bệnh tiểu đường
- Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
Do stress
Áp lực từ công việc, cuộc sống, tâm lý không thoải mái, mất ngủ, thiếu ngủ, trằn trọc ..ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và gây rối loạn nội tiết. Bởi tâm lý căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể tiết ra hormone cortisol, đây là loại hormone ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc gây rối loạn kinh nguyệt
Đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp.
3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc chung, là nỗi lo lắng của hầu hết chị em khi gặp phải trường hợp này. Kinh nguyệt vốn là thước đo sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, kinh nguyệt bất thường cũng chính là sự bất thường trong sức khỏe của chị em. Rối loạn kinh nguyệt có thể gây nên những tác hại sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Nếu như bạn bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung… nếu không được chữa trị và điều trị sớm có thể chuyển thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ bị vô sinh: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh sẽ không đều dẫn đến khó khăn trong việc dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai của các chị em. Đây chính là nguy cơ hàng đầu dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Thiếu máu: Triệu chứng rong kinh có thể gặp phải khi bị rối loạn kinh nguyệt nếu kéo dài sẽ dễ dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, rối loạn nhịp tim…
- Ảnh hưởng tới nhan sắc của phụ nữ: Việc rối loạn kinh nguyệt hoành hành sẽ khiến lượng hormone trong cơ thể thay đổi, cụ thể là estrogen và progesteron. Điều này khiến cho chị em mệt mỏi, da sạm, xuất hiện mụn, tàn nhang,…vừa mất thẩm mỹ vừa khiến chị em tự ti, làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Việc quan hệ tình dục trong giai đoạn hành kinh không chỉ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm mà việc rối loạn kinh nguyệt còn khiến chị em bị mệt mỏi, đau nhức vùng kín, cảm giác khó chịu, bực bội… Tâm lý này làm bạn mất hưng phấn, giảm hứng thú với việc “yêu”, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng cũng như hạnh phúc gia đình.
- Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,… sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
4. Một số phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt
Khi phát hiện dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, bạn hãy đến gặp bạn sĩ để được kiểm tra một cách chính xác, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại bệnh viện. Còn với trường hợp rối loạn kinh nguyệt gây nên do các nguyên nhân khác, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà. Sau đây là 1 số gợi ý đơn giản để cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt mà chị em có thể áp dụng như:
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể, uống đầy đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, không sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày như đi bộ hoặc tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng để sức khỏe được tốt hơn. Không làm việc quá sức, để bản thân có những khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày. Với ngày đèn đỏ, thực hiện thay băng vệ sinh 4 lần/ngày để đảm bảo an toàn. Sau khi quan hệ và sau những ngày hành kinh. Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao vì rất dễ có thể làm mất cân bằng trong môi trường âm đạo, tạo kiều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn hành kinh hoặc khi bị rối loạn kinh nguyệt
- Cuối cùng là giữ tâm trạng thật thoải mái. Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Hãy nhớ rằng, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn biết được đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường cho cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải những dấu hiệu, hiện tượng bất thường của “ngày đèn đỏ” thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay nhé.
Xem thêm :
- Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất có bạn gái mới lớn
- Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất