“Bà dì” ghé thăm luôn là nỗi ám ảnh đối với các chị em. Tuy nhiên, kỳ lạ là ngày “ bà dì” đến muộn (chậm kinh) lại khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ đều không thể lý giải được điều đó là tại sao? Và nguyên nhân do đâu mà những ngày kinh nguyệt “ghé thăm” gần đây muộn hơn thường lệ. Liệu rằng, tình trạng này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái không. Cùng Tấm đi tìm câu trả lời nhé!
1. Như thế nào là chậm kinh? Nguyên nhân gây chậm kinh
Chậm kinh nguyệt là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt, là hiện tượng đến kỳ kinh mà vẫn không có kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày kinh cuối cùng cho đến ngày xuất hiện kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 28- 35 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn có những thay đổi bất thường sau 35 ngày mà chưa có kinh nguyệt chứng tỏ rằng bạn đã bị chậm kinh. Thậm chí, có nhiều trường hợp chậm kinh kéo dài trong 2 đến 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp, điều này cực kỳ nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Với trường hợp những chị em đã có gia đình hoặc có quan hệ tình dục thì nghi vấn đầu tiên nên nghĩ tới là bạn đã có em bé.
Trừ khả năng mang thai ra thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số vấn đề như:
- Tăng giảm cân nặng đột ngột. Phụ nữ gầy, thể trạng yếu bị thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khiến việc phóng noãn bị dừng lại gây mất kinh. Trong khi đó, theo một thống kê gần đây nhất, phụ nữ béo phì rất dễ bị đa nang buồng trứng. Do đó, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới.
- Sử dụng thuốc tránh thai: việc sử dụng thuốc hay tiêm tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh, ngăn trứng rụng dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện. Phương pháp tránh thai này tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất lớn.
- Mắc các bệnh về tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang: làm giảm bài tiết hormone gây mất cân bằng về hormone. Hội chứng này có các hiện tượng kèm theo là béo phì, máu tử cung chảy bất thường, vô kinh.
- Stress, mệt mỏi do thức khuya, áp lực công việc: Yếu tố về tinh thần, thay đổi môi trường, thức khuya, ngủ không đủ giấc hay stress làm ảnh hưởng tới sự chậm trễ của những ngày “đèn đỏ”.
- Do đang trong thời kỳ tiền mãn kinh: Các bác sĩ cho rằng những phụ nữ vào khoảng độ tuổi 52 thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh. Ở độ tuổi này, sự thay đổi, mất cân bằng estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen thay đổi thất thường sẽ làm cho người phụ nữ bị chậm kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định.
- Biến chứng từ phẫu thuật như dính cổ tử cung làm kinh nguyệt bị trì hoãn.
2. Thời gian chậm kinh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái như thế nào?
Những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản của chị em khi mắc phải tình trạng chậm kinh:
- Làm gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Tình trạng chậm kinh kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều chu kỳ kinh liên tiếp, mà nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung hay sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ngăn cản trứng thụ tinh với tinh trùng gây ra nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tình trạng chậm kinh khiến cho chị em không đoán được thời gian kinh nguyệt đến, không có sự chuẩn bị từ trước khiến cho tâm lý bất ổn lúc nào cũng phải để ý xem có dấu hiệu bất thường nào không. Từ đó tác động rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc và học tập, nhất là chuyện vợ chồng..
- Ảnh hưởng đến tâm sinh lý
Hiện tượng chậm kinh bắt nguồn từ tình trạng rối loạn nội tiết tố, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài…chưa kể đến những cơn đau quằn quại mỗi khi đến kỳ kinh tại vùng bụng dưới, vùng lưng khiến chị em thêm mệt mỏi.
- Gây viêm nhiễm phụ khoa
Trễ kinh dài ngày nếu không điều trị sớm có thể viêm nhiễm sang các vùng lân cận khác gây ra các bệnh lý nguy hiểm như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
Việc ảnh hưởng tâm lý cũng kéo theo suy giảm sức khỏe của chị em. Khiến cho cơ thể của chị em thường xuyên mệt mỏi, hay cáu gắt, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh xương khớp.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc
Trễ kinh khiến da xanh xao, dễ bị mụn, nám, tàn nhang, lão hóa sớm…
- Nguy cơ ung thư
Một số bệnh lý nếu không được điều trị sớm thì những khối u ban đầu có thể phát triển thành khối u ung thư, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Có thể thấy, hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ tưởng đơn giản nhưng lại không hề đơn giản chút nào, nó có thể gây ra những phiền toái nhất định đến sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ
Tóm lại: Hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà c
òn về sức khỏe, công việc và cuộc sống của chị em. Do đó, tốt nhất chị em khi xuất hiện các biểu hiện của tình trạng chậm kinh thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán xác định, từ đó có hướng khắc phục hiệu quả tình trạng này
3. Phương pháp điều trị chậm kinh hiệu quả
Để tìm ra cách điều trị chậm kinh hiệu quả thì cần phải xác định được nguồn gốc, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hiện nay, y học hiện đại phát triển hơn, các phương pháp chữa chậm kinh nguyệt cũng vì thế mà mang lại hiệu quả cao như:
Phương pháp nội khoa: Dành cho những ai trễ kinh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát và chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm. Chị em có thể sử dụng các loại thuốc tây đặc trị hoặc thuốc đông y dân gian có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, ổn định nội tiết tố nữ.
Phương pháp ngoại khoa: Dành cho những trường hợp chậm kinh nặng hơn, có nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang…Các biện pháp ngoại khoa có thể được áp dụng như:
- Oxygen O3: Đây là kỹ thuật hiện đại chuyên điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong đó có nguyên nhân là do chậm kinh. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như không gây đau đớn, không để lại sẹo, an toàn, có tác dụng nhanh chóng giúp bảo vệ bộ phận sinh dục nữ giới toàn diện.
- Dao LEEP: Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất của Mỹ nhằm hỗ trợ điều trị tối ưu các bệnh lý ở cổ tử cung gây ra hiện tượng chậm kinh. Phương pháp này an toàn, nhanh chóng và hiệu quả với tỷ lệ thành công lên đến 98%, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Bên cạnh đó, để giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn chị em cần lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích hay chất gây nghiện.
- Làm việc nhẹ nhàng, không nên mang vác, lao động quá sức.
- Cẩn trọng khi nạo phá thai.
- Luôn chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng để rửa vùng kín hằng ngày.
- Đi khám phụ khoa định kỳ và đến ngay bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện bất thường.
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình cẩn thận và chữa trị ngay nếu có biến chứng bất thường. Tấm chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm :
- Chậm kinh là gì? Có nguy hiểm không? Có cách chữa khỏi không
- 3 cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất bạn gái phải biết