Kinh nguyệt là một tình trạng sinh lý hết sức bình thường và tự nhiên ở phái nữ. Chính chu kỳ kinh nguyệt cũng là thước đo sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin, có những hiểu biết cần thiết về hiện tượng kinh nguyệt này. Cùng Tấm tìm hiểu về kinh nguyệt và những lưu ý quan trọng cần phải nhớ nhé!
1. Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo bình thường và là một phần tự nhiên của chu kỳ hàng tháng của một người phụ nữ khỏe mạnh. Tình trạng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng, khi lớp niêm mạc tử cung dày lên, một quả trứng phát triển và được giải phóng khỏi buồng trứng của người phụ nữ để chuẩn bị cho quá trình thụ thai.
Nếu việc thụ thai không xảy ra, thì 14 ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống. Lúc này, niêm mạc tử cung trở nên mỏng dần, mạch máu bị chèn và co thắt, máy huyết không thông khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu. Đây chính là hiện tượng kinh nguyệt.
2. 8 điều quan trọng bạn cần biết về kinh nguyệt
2.1. Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Kinh nguyệt là giai đoạn quan trọng trong tuổi dậy thì ở một cô gái, đánh dấu một cô gái đang bắt đầu trở thành phụ nữ. Từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một cô gái có thể mang thai. Hầu hết các cô gái bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi từ 12 tuổi đến 16 tuổi, nhưng một số trường hợp bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.
2.2. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt
Bạn có thể nhận biết thời điểm “Bà dì ghé thăm” bằng các dấu hiệu thường gặp như:
- Đau, căng tức ngực
Kỳ kinh chuẩn bị đến là lúc các chị em sẽ cảm thấy cơ thể vùng ngực của mình có biểu hiện căng tức. Kích cỡ tăng lên so với những ngày bình thường và kèm theo cảm giác cứng hơn, chạm vào thấy đau đớn. Trong những ngày này bạn nên nới lỏng một size áo ngực để vùng ngực của mình trở nên thoải mái hơn.
- Da mặt nổi mụn
Da mặt nổi mụn là hiện tượng thường gặp ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, khi kỳ đèn đỏ đến, các biểu hiện này sẽ xuất hiện với tốc độ nhanh hơn và số lượng dày hơn. Bạn hoàn toàn có thể khắc chế hiện tượng này bằng cách cung cấp một số lượng lớn kẽm trong cơ thể. Bởi kẽm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các yếu tố gây da dầu và da mụn đồng thời giảm viêm nhiễm cho làn da của bạn rất hiệu quả.
- Khí hư tăng tiết dịch
Trước khi có kinh nguyệt, dịch nhầy ở tử cung sẽ tăng lên nhiều hơn. Chính vì vậy các chị em có thể cảm thấy vùng kín của mình ẩm ướt hơn bình thường do khí hư ra nhiều hơn. Bạn hoàn toàn có thể quan sát, cũng như cảm nhận rõ ràng về hiện tượng này.
- Đau vùng bụng dưới
Thông thường, đau bụng sẽ xảy ra ở 1,2 ngày đầu kỳ kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội từ trước một đến hai ngày trước khi hành kinh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt một lượng axit béo omega 3. Các hormone này là nguyên nhân gây ra hiện tượng co thắt tử cung khiến các chị em bị đau bụng dưới.
- Tâm trạng thất thường
Một số chị em bước vào giai đoạn kinh nguyệt với tâm trạng thất thường, nhạy cảm, thường xuyên nóng giận, cáu gắt,..Đây chỉ là các thay đổi tâm lý tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.
2.3. Thời gian kinh nguyệt kéo dài
Khi bạn có kinh nguyệt lần đầu tiên, thường chỉ kéo dài vài ngày. Những lần hành kinh đầu tiên của bạn có thể rất ít. Bạn có thể chỉ thấy một vài vết máu màu nâu đỏ. Thời gian hành kinh từ 2 – 7 ngày là bình thường.
2.4. Các giai đoạn trong 1 chu kỳ kinh nguyệt
- Giai đoạn kinh nguyệt
Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lúc này, lớp niêm mạc của tử cung (nội mạc tử cung) được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua ngả âm đạo. Dịch kinh nguyệt chứa máu, tế bào từ niêm mạc tử cung và dịch nhầy.
- Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn nang trứng bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng t
rứng. Dưới tác động của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 nang trứng.
Mỗi nang trứng chứa một quả trứng chưa trưởng thành. Thông thường, chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành. Sự phát triển của các nang trứng kích thích niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
- Giai đoạn rụng trứng
Ở giai đoạn này, nang trứng phát triển dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone luteinising (LH) và FSH nhiều hơn trước.
Trong vòng hai ngày, nồng độ LH cao trong cơ thể sẽ kích hoạt sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và đưa về phía tử cung bởi những sợi lông nhỏ trong lòng ống. Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng 24 giờ. Nếu không được thụ tinh trong khoảng thời gian này, trứng sẽ chết.
- Giai đoạn hoàng thể
Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 – 17 ngày.
2.5. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt khá đơn giản nhưng để có kết quả khách quan, chính xác, bạn cần theo dõi liên tục trong 4 – 6 tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Tính từ lúc có kinh cho đến ngày trước ngày có kinh của kỳ kinh sau là bao nhiêu ngày thì chu kỳ kinh tháng đó của bạn có bấy nhiêu ngày.
Ví dụ: Bạn có kinh vào ngày 6/4 và kỳ kinh tiếp theo có vào ngày 3/5 thì vòng kinh của bạn được tính từ ngày 6/4 đến ngày 2/5, tức là vòng kinh 27 ngày.
2.6.. Vệ sinh trong ngày hành kinh
Chị em cần luôn luôn giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, trong những ngày hành kinh thì việc này lại càng quan trọng, tránh việc vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh về phụ khoa. Để làm được điều này phải thực hiện thay rửa nhiều lần mỗi ngày:
- Ít nhất cũng phải thay rửa được ba lần mỗi ngày (sáng-trưa-tối). Nếu máu kinh ra nhiều thì có thể phải thay rửa nhiều hơn.
- Khi rửa không ngâm mình vào trong chậu mà nên dùng gáo dội để rửa đến đâu nước trôi chất bẩn đi đến đấy. Tốt hơn là rửa bằng nước máy qua vòi hoa sen.
- Sau khi rửa bộ phận sinh dục, nên rửa tay lại bằng xà phòng rồi dùng khăn khô, sạch thấm và lau kỹ xong mới đóng khăn vệ sinh và thay quần lót mới.
2.7. Cách giảm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt
Theo một thống kê gần đây, gần 95% chị em khi “đến ngày” sẽ bị đau lưng, đau bụng dưới, nhức mỏi toàn thân, tâm trạng thay đổi thất thường,….Để giảm các triệu chứng thường gặp phải trong kỳ kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo những cách sau:
- Chia nhỏ bữa ăn ra để tránh cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa carbohydrate như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…các loại thức ăn giàu canxi như sữa, đậu nành,..
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc
- Tập thư giãn và giảm stress, căng thẳng bằng các bài tập co giãn cơ nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền
- Dùng khăn ấm chườm lên bụng dưới để giảm cảm giác đau trong những ngày đèn đỏ.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng kinh nguyệt cũng như những lưu ý quan trọng để giữ gìn sức khỏe sinh sản thật tốt. Là phụ nữ, hãy hiểu biết về những thứ “đặc quyền” chỉ có ở chúng mình bạn nhé, điều này là cực kì cần thiết đấy!
Xem thêm :
- Vòng kinh nguyệt là gì? Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác nhất
- Kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh con không?