Mũi gãy được coi là một dáng mũi xấu, khiến gương mặt trông hơi dữ và đanh đá. Ngoài ra, về mặt nhân tướng học, người có dáng mũi gãy thường có vận số không tốt, công việc cuộc sống không thuận lợi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lý do bạn nên sửa mũi gãy cũng như mách bạn các cách khắc phục mũi gãy an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng Tấm tìm hiểu nhé.
1. Thế nào là mũi gãy
Mũi gãy là một khuyết điểm phổ biến trên gương mặt của người Việt Nam. Mũi gãy là dáng mũi có sống bị cong, vẹo sang một bên, hoặc biến thể hình chữ S cong gồ lên. Gioongs với mũi gồ, mũi gãy là dáng mũi có sống mũi không được thẳng, gây mất thẩm mỹ và khiến gương mặt kém hài hòa. Một số dáng mũi gãy quen thuộc bao gồm:
- Sống mũi gãy khúc: xương sống mũi có một điểm bị gãy và nhô cao lên
- Mũi gãy và bị dập lõm: phần xương mũi gập vào trong
- Mũi bị gãy ngang: xương sống mũi từ điểm gãy lệch hẳn sang một bên
2. Lý do bạn nên sửa mũi gãy
2.1. Về mặt thẩm mỹ
Hiển nhiên, về mặt mặt thẩm mỹ thì mũi gãy là dáng mũi không đẹp. Không chỉ khiến gương mặt bạn trông thô kệch, kém phần mềm mại và thanh tú mà mũi gãy còn khiến gương mặt bạn trông dữ hơn, khắc khổ và kém phần thân thiện.
2.2. Về mặt nhân tướng học
Theo nhân tướng học, người có dáng mũi gãy thường có vận số không tốt, cuộc sống không được may mắn, thường gặp vận xui và hay phải cô độc, đường đời long đong lận đận, trắc trở. Nếu là phụ nữ có mũi gãy thì sẽ gặp lận đận trong chuyện tình duyên còn nam giới thì sự nghiệp khó khăn.
Mặc dù không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh sự xác thực của các quan điểm về tướng số của người có mũi gãy nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng mũi gãy là một khuyết điểm thường khiến mỗi người, đặc biệt con gái tự ti về diện mạo của mình. Từ đó dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
2.3. Về mặt sức khỏe
Theo nghiên cứu, người có sống mũi không được thẳng, gồ ghề có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp và sinh hoạt hàng ngày. Theo nghiên cứu, những người bị mũi gãy có tỷ lệ dễ mắc các bệnh về xoang hơn người bình thường là 32%. Họ cũng có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh như ngạt mũi, niêm dịch chảy nhiều, dễ dàng chảy máu cam, ngủ ngáy hoặc suy giảm khứu giác. Tùy vào mức độ gập khúc, gồ ghề của sống mũi nhiều hay ít thì bệnh mắc phải cũng nặng hơn.
3. Nguyên nhân khiến mũi bị gãy
Nguyên nhân khiến mũi bị gãy thì có khá nhiều, tuy nhiên ở đây Tấm sẽ liệt kê một vài nguyên nhân chính gây ra mũi gãy nhé.
- Mũi gãy bẩm sinh: Trường hợp này phổ biến nhất, nhiều người có xương sống mũi bị cong, vẹo, biến dạng do gen di truyền ngay từ lúc sinh ra. Một nguyên nhân khác có thể là do quá trình hình thành vóc dáng của bào thai bị phì đại hoặc thiếu hụt xương sống mũi.
- Tai nạn, va đập mạnh: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra gãy mũi,mũi bị biến dạng trong cuộc sống. Khi gặp tai nạn, mũi bị một lực mạnh va chạm trực tiếp hoặc gián tiếp vào sống mũi gây tổn thương.
- Thẩm mỹ hỏng: Trường hợp này xuất hiện khi bạn nâng mũi tại cơ sở không uy tín, nguyên nhân có thể là do trình độ bác sĩ kém, thiết bị y tế không đảm bảo và chất lượng sụn sử dụng để nâng mũi không đạt chuẩn chất lượng nên khi đưa vào cơ thể không thích ứng được dẫn đến bị biến dạng, nhiễm trùng làm hỏng dáng mũi ban đầu. Với trường hợp này bạn cần phải đi bác sĩ kiểm tra ngay khi có hiện tượng bất thường về mũi sau nâng. Ngoài ra, mũi có thể bị biến dạng, lệch vẹo do bạn không chăm sóc hậu phẫu thuật đúng cách.
4. Các cách khắc phục mũi gãy
4.1. Khắc phục mũi gãy bằng phương pháp nâng mũi
Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi thẩm mỹ ngày càng được quan tâm và đón nhận thì các phương pháp nâng mũi ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Nâng mũi không chỉ giúp bạn khắc phục khuyết điểm mũi gãy mà còn mang đến một dáng mũi cao thẳng, ấn tượng cho bạn. Ngoài ra, bạn còn có teher kết hợp các kỹ thuật sửa mũi khác nếu mũi có nhiều khuyết điểm như phần đầu mũi, lỗ mũi,…
Có rất nhiều kỹ thuật nâng mũi để bạn có thể lựa chọn như nâng mũi bằng sụn tai, nâng mũi sụn tự thân, nâng mũi sụn nhân tạo, nâng mũi cấu trúc và nâng mũi Hàn Quốc,… Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với những nhóm đối tượng khác nhau nên các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về từng phương pháp này trong các bài viết khác của Tấm nhé.
4.2 Khắc phục mũi gãy bằng phương pháp mài gồ xương mũi
Nếu tình trạng mũi bị gãy của bạn ở mức độ nhẹ, phương pháp mài gồ xương mũi
là phù hợp nhất. Phương pháp này được tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dùng để mài
xương gồ hoặc mài phần xương đoạn bị nhô gồ lên của sống mũi, chỉnh hình lại cho dáng mũi trở nên thẳng, hài hòa với khuôn mặt. Ưu điểm của phương pháp này tạo dáng mũi thẳng, thanh thoát, hài hòa với khuôn mặt, thực hiện đơn giản, không đau, không hề để lộ sẹo, toàn bộ quá trình tiến hành cũng diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian.
5. Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện khắc phục mũi gãy
Một lưu ý quan trọng mà bạn cần để ý trước khi thực hiện bất kỳ tác động nào, đặc biệt là phẫu thuật lên cơ thể mình Tấm luôn nhắc nhở là bạn cần lựa chọn một địa chỉ thẩm mỹ uy tín, đạt chuẩn và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y Tế. Thẩm mỹ Beauty Center buy Tấm tự hào là một trong top đầu các thẩm mỹ viện uy tín và chất lượng bậc nhất Việt Nam sẽ là nơi xứng đáng được bạn tin tưởng và giao phó trọng trách mang đến một vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát.
Xem thêm :
- Mũi gãy là gì? Cách khắc phục mũi gãy hiệu quả nhất
- Nhật ký nâng mũi 30 ngày của bà mẹ trẻ webtretho