Mụn cóc tuy không nguy hiểm như mụn bọc, mụn mủ nhưng lại có khả năng lây lan gây mất thẩm mỹ trên bề mặt da. Bài viết dưới đây Tấm xin chia sẻ 5 phương pháp trị mụn cóc hiệu quả nhất. Nếu có mụn cóc, bạn cần đọc ngay bài viết này để ngăn chặn và điều trị mụn cóc hiệu quả và sớm nhất có thể.
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những khối u nhỏ trên da, hình thành do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Loại virus này có đến hơn 100 loại víu, hầu hết gây ra mụn cóc không nguy hiểm. Chỉ có một số loại gây ra mụn cóc nguy hiểm tại vùng sinh dục và một số có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Hầu hết các loại mụn cóc không gây hại đến sức khỏe ngoài việc chúng gây mất thẩm mỹ và dễ lây lan. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng sau, bạn nên đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Chỗ mụn cóc đau, dễ chảy máu và bị thay đổi hình dáng
- Lây lan nhanh chóng đến các khu vực khác của cơ thể
- Không thể trị dứt điểm
2. Trị mụn cóc bằng thuốc
Phương pháp được nhiều người áp dụng để trị mụn cóc là sử dụng thuốc trị chứa axit salicylic. Bạn nên ngâm mụn cóc vào nước ấm khoảng 5 phút rồi thoa một lượng vừa đủ thuốc lên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Tuy nhiên, bạn cần che chắn vùng da xung quanh mụn cóc cẩn thận, tuyệt đối không để dính phải thuốc chứa axit salicylic vì có thể gây ra tổn thương.
3. Liệu pháp đông lạnh
Phương pháp này thường không được áp dụng cho người có làn da nhạy cảm và trẻ em. Nguyên do là vì phương pháp này sẽ sử dụng nitơ lỏng chấm vào mụn cóc để đóng băng chúng lại. Sau đó các mô chết sẽ bong ra trong vòng ít nhất một tuần. Tuy nhiên, liệu pháp áp lạnh thường gây đau đớn, phồng rộp và đổi màu da ở vùng được điều trị.
4. Trị mụn cóc bằng tiểu phẫu
Phương pháp chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia y học. Bạn sẽ được gây tê tại chỗ có mụn có và sau đó được loại bỏ mụn cóc bằng dao. Bạn nên kết hợp sử dụng các loại kem/ thuốc điều trị theo sự hướng dân của bác sĩ để loại bỏ hoàn toàn mụn.
5. Trị mụn cóc bằng tia Laser
Với các mụn cóc nặng, các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser đốt cháy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mụn cóc, khi các mô chết đi thì mụn cóc cũng sẽ rơi ra. Tuy nhiên, tia laser không có hiệu quả cao cũng như gây ra tác dụng phụ là đau và để lại sẹo.
6. Cách trị mụn cóc bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên
Với các trường hợp mụn cóc nhẹ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu sau đây trị mụn cóc tại nhà.
- Tỏi:
Tỏi chứa Allicin là một loại kháng sinh thực vật có khả năng sát trùng tốt. Bạn có thể sử dụng nước cốt tỏi (rửa sạch vài tép tỏi sau đó giã nát ra lấy nước cốt) vào vị trí có mụn cóc. Giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 giờ và rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện cách làm này mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần để lột bỏ các nốt mụn cóc.
- Giấm táo:
Giấm táo chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,… có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV, từ đó loại bỏ các nốt mụn cóc. Tuy nhiên, giấm táo có tác dụng khá mạnh trên da ( gây kích hay thậm chí là bỏng da) nên bạn cần pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, bôi dung dịch vừa pha được lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 – 4 giờ rồi mới tháo ra. Với các chỗ có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
Đa số các loại mụn cóc thường gặp không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng rất dễ lây lan sang vùng da xung quanh và lây lan sang cả người khác và gây mất thẩm mỹ cho da. Bạn nên điều trị mụn cóc càng sớm càng tốt. Tấm hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về mụn cóc và các phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả nhất hiện nay cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi, vui lòng liên hệ đến số Hotline để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia thẩm mỹ.
Xem thêm :
- Kem nghệ trị mụn có hiệu quả không? Hướng dẫn cách sử dụng
- Mụn cóc là gì? Cách trị mụn cóc tốt nhất 2021