Mụn cóc là bệnh da liễu gây ám ảnh với nhiều người. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mụn cóc có khả năng lây lan sang vùng da khác hoặc người khác khi tiếp xúc gây nên nhiều bất tiện và mất thẩm mỹ. Vậy mụn cóc là gì và đâu là cách điều trị mụn cóc tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp ở da, do virus HPV gây nên. Virus này xâm nhập vào da qua các vết trầy xước bên ngoài. Từ đó phát triển gây kích ứng tế bào biểu mô làm tăng sinh, hình thành hạt cơm.
Biểu hiện của mụn cóc là các nốt mụn thịt nhỏ, sần sùi, có màu da, trắng, hồng hoặc nâu, thậm chí là các đốm đen. Khi chạm vào sẽ có cảm giác thô cứng.
Mụn cóc tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng khi xuất hiện gây mất thẩm mỹ, khó chịu và ảnh hưởng đến đến sinh hoạt thường ngày. Nếu không điều trị đúng cách thì mụn cóc có thể kéo dài và có nguy cơ lây nhiễm cao. Có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc hoặc lây lan sang các vùng da lân cận bằng cách sờ, cào, gãi, chạm, cầm, nắm,…
Căn cứ vào khu vực nổi mụn và hình dáng của mụn, mụn cóc có thể chia thành các loại sau:
- Mụn cóc thông thường: hay gặp ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng, thường có dạng chấm nhỏ đen sần sùi
- Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nốt mụn dài và mảnh thường mọc xung quanh mũi, mắt, miệng và phát triển nhanh theo cấp số nhân.
- Mụn cóc phẳng: Mụn nhỏ (kích thước 1 – 5 mm), ít sần sùi, sờ kỹ mới phát hiện được. Mụn này có thể gặp ở bất cứ khu vực nào và thường lây lan nhanh. Trường hợp nổi mụn chi chít, mọc thành hàng dài chồng lên nhau gọi là hiện tượng Koebner.
- Mụn cóc ở chân: xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân gây cảm giác đau đớn và khó chịu khi di chuyển
2. Nguyên nhân gây ra mụn cóc
Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là virus HPV (Virus human papillomavirus). Virus này xâm nhập và cơ thể thông qua các vết thương hở trên da như vết trầy xước, vết rách. Khi đi vào da, các virus này phát triển kích thích các tế bào trên da gây nên mụn cóc.
Có hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác. Việc gãi, cào, nắn, nặn mụn có thể khiến mụn cóc lan rộng. Hay việc tiếp xúc thông qua các đồ dùng cá nhân của người bị mụn như: khăn mặt, dao cạo, quần áo, giày dép, bấm móng tay,… cũng làm virus lây lan.
Thông thường, khi da đã nhiễm virus cần 2 – 6 tháng mụn cóc mới phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên rất khó phát hiện các nốt mụn bất thường đang mọc trên cơ thể mình.
3. Cách điều trị mụn cóc tốt nhất năm 2021
Thông thường, mụn cóc sẽ biến mất sau khoảng 2 năm mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mụn nổi nhiều, tái phát ở các vị trí khác nhau gây khó chịu và mất thẩm mỹ.
Nhiều người tìm đến các bệnh viện sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị theo các cách sau:
- Sử dụng thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic để loại bỏ từng lớp mụn với cường độ mạnh
- Liệu pháp đông lạnh: chấm nitơ lỏng vào mụn cóc để đóng băng chúng lại và các mô chết sẽ bong ra
- Tiểu phẫu hoặc chiếu tia laser để cắt bỏ mụn cóc
Với các loại mụn cóc thông thường, nhiều người ưa thích lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà với các nguyên liệu quen thuộc như:
- Axit salicylic
Axit salicylic được bán rộng rãi ở các nhà thuốc dưới dạng miếng dán, thuốc mỡ, dung dịch lỏng. Nên sử dụng axit salicylic 17% hàng ngày và trong vài tuần liên tục để có hiệu quả.
- Tỏi
Thành phần chính của tỏi là allicin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, đánh bay mụn cóc. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho da, giúp da trở nên sáng khỏe, mịn màng.
Để thực hiện bạn cần giã nát tỏi, lấy nước cốt thoa lên nốt mụn trong vòng 2 – 3 giờ rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Vỏ chuối xanh
Vỏ chuối xanh chứa nhiều vitamin B6, B12, magie, kali, lutein. Để thực hiện cần lột vỏ chuối xanh, chà xát mặt trong lên các nốt mụn. Giữ nguyên nhựa chuối sau khi thực hiện chà xát. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày trong vòng vài tuần.
- Ngâm nước nóng
Ngâm nước nóng giúp làm mềm mụn cóc và ngăn ngừa các loại virus gây nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm ít giấm trắng hoặc muối tinh để có tính sát trùng cao hơn.
- Lá tía tô
Giã nát lá tía tô rồi đắp lên các nốt mụn. Nên đắp buổi tối để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đắp liên tục vài tuần mụn cóc sẽ tự teo và bong ra
4. Cách ngăn ngừa mụn cóc hiệu quả
Để hạn chế sự lây lan của mụn cóc và giảm nguy cơ mắc bệnh bạn nên:
- Không tỉa, cắt, cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus
- Không dùng chung các đồ vật dùng ở khu vực có mụn cóc hoặc với người bị mụn cóc
- Vệ sinh da cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc
- Giữ bàn tay khô ráo, hạn chế ẩm ướt là điều kiện vi khuẩn sinh sôi
- Thay giày và tất hằng ngày sau mỗi lần đi. Không nên đi giày và tất của những người khác.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về mụn cóc và cách điều trị mụn cóc hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay, có giá trị thì bạn hãy like và share cho nhiều bạn bè biết tới hơn nữa nhé.
Xem thêm :
- Mụn thâm là gì? Cách trị mụn thâm hiệu quả nhất hiện nay
- Kem nghệ trị mụn có hiệu quả không? Hướng dẫn cách sử dụng