Sẹo rỗ tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta xấu hổ, mặc cảm và mất tự tin khi giao tiếp. Hãy cùng Tấm tìm hiểu các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và an toàn nhất hiện nay nhé!
1. Sẹo rỗ là gì và nguyên nhân gây ra sẹo rỗ
Sẹo rỗ, hay sẹo lõm, là di chứng của các tổn thương da sau các vấn đề như mụn nhọt, mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm hay gặp các tai nạn và chấn thương,… Các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa làm cấu trúc da thay đổi dẫn đến việc hình thành vết lõm trên bề mặt da, được gọi là sẹo rỗ.
Sẹo rỗ thường được hình thành do lớp hạ bì bị tổn thương sâu, phá vỡ cấu trúc da, làm cho chuỗi collagen bị đứt gãy. Từ đó trên da xuất hiện các lỗ sâu là sẹo rỗ. Một số tác nhân chính gây ra tình trạng sẹo là:
- Mụn bọc, mụn trứng cá và nhọt
Mụn bọc, mụn trứng cá và nhọt thường là các vấn đề gây ra tổn thương da nghiêm trọng. Sau khi các nốt mụn, nhọt khỏi thường để lại các vết sẹo rỗ lõm sâu dưới bề mặt da với nhiều mức độ khác nhau, gây ra tình trạng mặt bị sẹo rỗ.
- Mụn đầu đen
Sẹo rỗ do mụn đầu đen là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Sẹo rỗ loại này thường có diện tích nhỏ nhưng ăn sâu vào da.
- Thủy đậu hay bỏng rạ
Thủy đậu hay bỏng rạ là một trong những căn bệnh để lại những vết sẹo rỗ có kích thước khá lớn và không dễ chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường.
2. Các phương pháp điều trị sẹo rỗ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
2.1. Điều trị sẹo rỗ bằng vitamin E
Việc bổ sung vitamin E cho cơ thể rất tốt cho quá trình hồi phục và làm lành các vết sẹo rỗ mới hình thành. Vitamin E có rất nhiều công dụng đối với làn da như: dưỡng ẩm tuyệt vời, giúp da chống tia UV, chống lão hóa và hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh chóng.
Có hai phương pháp phổ biến giúp bổ sung vitamin E là: uống viên vitamin E và bổ sung từ thực phẩm hàng ngày qua các thực phẩm chứa nhiều vitamin E như hạnh nhân, hạt dẻ, bơ trái, bông cải xanh,, kiwi,, cà chua, rau cải xanh, xoài, đu đủ,…
2.2. Điều trị sẹo rỗ bằng các cách tăng sinh collagen
Collagen là một loại protein chiếm 30% tổng lượng protein của cơ thể con người, chiếm khoảng 70% trong cấu trúc da. Do đó, collagen có tác dụng lên kết các mô, giúp da đàn hồi, căng mịn và hỗ trợ hồi phục các vết sẹo rỗ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bổ sung collagen tự nhiên theo cơ chế của cơ thể giúp điều trị sẹo rỗ hiệu quả hơn so với việc thoa, uống, tiêm collagen bổ sung vào da.
2.3. Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim chuẩn y khoa
Lăn kim chuẩn y khoa là phương pháp điều trị sẹo rỗ sử dụng các đầu kim nhỏ tác động trực tiếp vào các vết sẹo, gây tổn thương giả trên da, kích thích quá trình tự lành thương của cơ thể. Từ đó, cơ thể sản sinh collagen, elastin mạnh mẽ giúp làm đầy các vết sẹo rỗ. Ngoài ra, các vết thương cũng trở thành đường dẫn giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu hơn.
2.4. Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Laser Fractional CO2
Công nghệ điều trị sẹo bằng Laser CO2 Fractional là phương pháp điều trị sẹo rỗ hàng đầu hiện nay. Phương pháp này sử dụng tia Laser CO2 có bước sóng khoảng 10.600 nm tác động sâu vào lớp hạ bì, đưa yếu tố tăng trưởng vào sâu bên trong da nhằm kích thích tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Đồng thời, công nghệ Laser CO2 Fractional có tác dụng kích thích sản sinh collagen nằm sâu bên dưới da, làm đầy các vết sẹo rỗ.
2.5. Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp bóc tách sẹo
Phương pháp bóc tách sẹo được đánh giá là phương pháp điều trị sẹo rỗ, đặc biệt là sẹo rỗ lâu năm hiệu quả nhất. Phương pháp này phá vỡ sợi liên kết với vết sẹo ở bên dưới da bằng cách sử dụng một kim y khoa có kích thước 18g hoặc 20g đâm xuyên qua bề mặt da. Việc phá vỡ các liên kết giúp giải phóng bề mặt da khỏi các sợi xơ cứng bên dưới và đồng thời giúp nhấc bề mặt da lên, làm đầy các vết sẹo nhanh chóng.
Sẹo rỗ là một dạng tổn thương vĩnh viễn trên d
a, có thể không gây hại cho sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và khiến bạn xấu hổ mặc cảm. Nếu bạn có sẹo rỗ, Tấm khuyên bạn nên nhanh chóng tìm hiểu các phương pháp điều trị sẹo rỗ sớm vì theo thời gian, các chân sẹo càng ăn sâu, chai cứng và dày bì trở thành sẹo rỗ lâu năm, khiến việc điều trị sẹo rỗ ngày càng khó khăn.
Xem thêm :
- 7 Cách trị mụn thâm hiệu quả nhất không để lại Sẹo
- Kem nghệ trị mụn có hiệu quả không? Hướng dẫn cách sử dụng