Kinh nguyệt là một phần không thể thiếu đối với chị em phụ nữ. Đây cũng chính là thước đo sức khỏe sinh sản của mỗi người. Nắm được chu kỳ kinh nguyệt cũng như cách tính chu kỳ giúp chị em dễ dàng xác định thời điểm quan hệ an toàn. Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin này, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt xuất hiện từ khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì (15 – 16 tuổi) đến khi mãn kinh. Bản chất của hiện tượng này là lớp niêm mạc tử cung bong ra và được đẩy ra ngoài gây chảy máu. Và đây chính là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt.
Kinh nguyệt sẽ bao gồm ngày hành kinh, số ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Số ngày ra máu kinh mỗi tháng sẽ thường kéo dài từ 3 – 7 ngày với lượng máu mất đi trung bình 20 – 80ml và sẽ lặp lại theo một vòng tuần hoàn kéo dài từ 28 – 35 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là một vòng tuần hoàn sinh lý khép kín, xảy ra hàng tháng ở phụ nữ từ lúc bắt đầu dậy thì đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ổn định là biểu hiện của tình trạng sức khoẻ bình thường.
Trong những ngày hành kinh, các chị em phụ nữ thường có những hiện tượng khá khó chịu như mọc trứng cá, đau căng tức ngực, đau bụng dưới… Nhiều khi một số chị em còn xuất hiện những dấu hiệu này trước kỳ kinh, và đây cũng chính là điều báo hiệu để chị em biết mình chuẩn bị bước vào “mùa dâu rụng”.
2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản và chính xác nhất
Để tính chính xác được chu kỳ kinh nguyệt, chị cần theo dõi kinh nguyệt trong nhiều tháng liền ( 6-12 tháng) thì mới có thể xác định chính xác được. Bởi chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là không giống nhau, có người thì chu kỳ kinh nguyệt từ 28 đến 30 ngày, có người thì chu kỳ kinh lại kéo dài từ 40 đến 45 ngày. Có rất nhiều cách để tính chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, phương pháp đánh dấu ghi nhớ là cách truyền thống và dễ xác định nhất.
- Bước 1: Xác định ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu ngày máu kinh xuất hiện.
- Bước 2: Tiếp tục theo dõi và đánh dấu đến ngày ra máu kết thúc, đến ngày “đèn đỏ” tiếp theo chính là ngày cuối cùng của chu kỳ thứ nhất;
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2 bạn sẽ tính toán được thời gian bắt đầu và kết thúc của một chu kỳ kinh nguyệt.
Từ cách tính chu kỳ kinh nguyệt như đã nếu trên, chúng ta có thể phân ra làm 3 thời điểm như sau:
- Tính theo thời điểm an toàn tương đối
Thời điểm an toàn tương đối được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng Đây là thời gian an toàn tương đối nên khả năng mang thai vẫn có thể diễn ra. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho việc tránh thai thì bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian này.
- Tính theo thời điểm nguy hiểm
Thời điểm nguy hiểm là khoảng thời gian trước 5 ngày hoặc sau 5 ngày được tính từ thời điểm trứng rụng. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh của bạn là 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14 hoặc ngày 15. Ngày quan hệ nguy hiểm đối với sự thụ thai sẽ nằm trong khoảng từ ngày 9 cho đến ngày 19. Nếu quan hệ tình dục trong thời điểm này thì nguy cơ mang thai rất cao.
- Tính theo thời điểm an toàn cao
Thời điểm an toàn được tính từ ngày 20 của kỳ kinh nguyệt cho đến trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tháng tiếp theo. Đây là thời điểm mà trứng rụng của những ngày trước đang bị phân hủy và chuẩn bị được đẩy ra ngoài dưới hình thức kinh nguyệt. Vì vậy, nếu chị em quan hệ tình dục vào khoảng thời gian này, thì khả năng mang thai xảy ra rất thấp, hầu như là không thể mang thai.
3. Tại sao tính đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kết quả vẫn sai?
Nhiều trường hợp mặc dù tính chu kỳ kinh nguyệt đúng như hướng dẫn nhưng vẫn dính thai ngoài ý muốn hoặc không thể mang thai như mong đợi. Thực tế, những thông tin để chị em có thể tính chu kỳ kinh nguyệt của mình chỉ có tính chính xác tương đối bởi mỗi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới dễ bị tác động và thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng tâm lý, tác dụng phụ của thuốc, do các bệnh phụ khoa bất thường…
Sự thật là không phải chị em nào cũng may mắn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đều đặn. Vì vậy, nếu bạn căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt để xác định thời điểm thụ thai hoặc tránh thai thường không đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên tính toán và theo dõi sát chu kỳ kinh nguyệt của mình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất thường hoặc thường xuyên bị rối loạn cần lưu ý vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý bất thường.
Trên đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác cho bạn gái mới lớn. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tô
i qua hotline để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí bạn nhé!
Xem thêm :
- Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
- Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Có an toàn không