Một chiếc mũi hoàn hảo sẽ giúp gương mặt bạn cân đối, hài hòa hơn. Chính vì vậy, thẩm mỹ sửa mũi đang rất phát triển để đáp ứng những nhu cầu của đông đảo khách hàng. Khi quyết định sửa mũi chi phí hẳn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Cùng Tấm tìm hiểu Chi phí phẫu thuật sửa mũi hỏng giá bao nhiêu? Những yếu tố cấu thành lên giá sửa mũi hiện nay
1. Chi phí phẫu thuật sửa mũi hỏng giá bao nhiêu?
Chi phí sửa mũi có nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào công nghệ bạn lựa chọn, loại sụn bạn muốn, trình độ tay nghề bác sĩ, ….. Bởi vậy nên có sự dao động khá lớn từ 6.000.000 đến 80.000.000 đồng. Khi lựa chọn nơi phẫu thuật sửa mũi, bạn nên chọn những địa điểm uy tín, chất lượng, được Bộ Y Tế cấp phép để đảm bảo an toàn cho bản thân. Trong trường hợp bạn sửa mũi bị hỏng hay gặp các biến chứng làm dáng mũi của bạn không như mong muốn, bạn có thể sửa lại mũi với chi phí dao động trong khoảng 30 đến 65 triệu đồng. Đối với mỗi kiểu mũi thì sẽ được áp dụng phương pháp sửa mũi phù hợp. Ví dụ như nếu bạn là người sở hữu chiếc mũi ít khuyết điểm thì bạn sẽ được tư vấn phương pháp Nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi miniline,.. với tổng chi phí khoảng 10-20 triệu đồng. Còn nếu mũi bạn là kiểu mũi có nhiều khuyết điểm thì nên sửa mũi bằng phương pháp nâng mũi Surgiform,nâng mũi tái cấu trúc Reform,… với chi phí từ 30 đến 65 triệu đồng.
2. Những yếu tố cấu thành lên giá sửa mũi hiện nay
- Cơ sở thẩm mỹ và trình độ tay nghề của bác sỹ: Nếu bạn thực hiện nâng mũi ở những cơ sở uy tín, có đầy đủ giấy phép do Bộ y tế cấp, được thực hiện bởi bác sĩ nâng mũi chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm thì giá nâng mũi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, chi phí cao hơn cũng đồng nghĩa kết quả sẽ hoàn hảo hơn và mức độ an toàn tốt hơn, giúp bạn tránh những rủi ro hay biến chứng không mong muốn.
- Phương pháp nâng mũi: Với các phương pháp nâng mũi hiện đại, tiên tiến yêu cầu độ khó cao, mang lại kết quả hoàn thiện thì mức chi phí sẽ cao hơn các phương pháp nâng mũi truyền thống.
- Loại sụn nâng mũi: Có hai loại sụn nâng mũi cơ bản là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Sụn nhân tạo là loại sụn có chất liệu chính là silicon còn sụn tự thân là sụn được tách từ chính cơ thể khách hàng nên sụn tự thân có độ tương thích cao và trông tự nhiên hơn. Không những vậy để lấy sụn từ một bộ phận khác trên cơ thể yêu cầu tay nghề cao và kĩ thuật tốt nên nếu sử dụng sụn tự thân để nâng mũi thì chi phí nâng mũi sẽ cao hơn khi dùng sụn nhân tạo.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất của đơn vị thẩm mỹ: Khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi ở những cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, phòng phẫu thuật đạt chất lượng thì chắc chắn chi phí nâng mũi sẽ cao hơn. Mức chi phí này là cần thiết để đảm bảo quá trình phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ, an toàn.
Ngoài những yếu tố kể trên thì còn có chi phí thăm khám với bác sĩ, chi phí chăm sóc sau khi phẫu thuật,…. những khoản chi phí này sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào địa điểm phẫu thuật bạn lựa chọn.
3. Cách chăm sóc sau khi sửa mũi
Sau khi sửa mũi bạn cần chăm sóc cẩn thận không sẽ rất dễ làm vết thương nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến thành quả sau phẫu thuật sửa mũi. Sau khi sửa mũi bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào khu vực mới làm phẫu thuật tránh gây chảy máu, tụ máu
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ
- Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật
- Chườm đá trong vòng 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Chú ý phải bọc ra đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da. Từ ngày thứ 3 trở đi thì chườm ấm để giảm sưng và thâm tím
- Không tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng phẫu thuật
- Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng gạc sạch và nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày (sáng và tối)
- Vết thâm tím sẽ cải thiện dần trong khoảng 2 tuần. Phải đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết thâm tím để tránh hình thành vết nám do ánh nắng chiếu trực tiếp lên da
Trên đây là những chia sẻ về chi phí phẫu thuật sửa mũi hỏng cũng như các yếu tố cấu thành nên mức chi phí đó. Hãy tìm hiểu kĩ các địa điểm thẩm mỹ để lựa chọn cơ sở phù hợp nhất với túi tiền của bạn, nhưng cũng đừng vì ham rẻ mà chọn địa điểm không đạt chuẩn nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác.
Xem thêm:
- Nâng mũi bọc sụn giá bao nhiêu, những yếu tố cấu thành lên giá của nâng mũi bọc sụn
- Sửa mũi hếch vĩnh viễn và 5 lưu ý quan trọng cần biết