Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35-40 ngày có phải bất thường? Có ảnh hưởng gì không?

Bạn lo lắng vì chu kỳ kinh nguyệt kéo dài? Bạn không biết nguyên nhân do đâu. Liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? …Và hàng tá câu hỏi khác xoay quanh vấn đề kinh nguyệt bất thường này đang bủa vây bạn. Liệu đâu là câu trả lời thỏa đáng? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Chu kỳ kinh nguyệt từ 35-40 có phải bất thường không ?

Có nhiều trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt lên đến 40 ngày. Khi đó họ rất hoang mang không biết vòng kinh 40 ngày có ảnh hưởng gì không, có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?

Thứ nhất, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới kéo dài lên đến 40 ngày được xem là bình thường nếu: Xảy ra ở những bạn gái trẻ, vừa bước vào tuổi dậy thì, lúc này hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể chưa ổn định. Máu kinh có màu sắc bình thường và không có mùi hôi, nữ giới chỉ đau bụng râm ran như những lần hành kinh khác, thời gian ra máu kinh từ 2 – 7 ngày với lượng máu kinh bình thường.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới kéo dài lên đến 40 ngày được xem là bất thường nếu: Xuất hiện các triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, màu sắc máu kinh thay đổi và có mùi hôi, ngứa rát vùng kín, thời gian ra máu kinh kéo dài.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 40 ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu kinh nguyệt kéo dài bất thường nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

Có rất nhiều lý do dẫn tới hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, điển hình là những nguyên nhân dưới đây:

  • Chức năng buồng trứng bị suy giảm

Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng bởi 2 nội tiết tố là estrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng. Do đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường xuyên kéo dài trên 35 ngày hoặc 2 – 3 tháng mới có 1 lần thì rất có thể chị em đang gặp các vấn đề liên quan tới buồng trứng như: u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm hoặc có khối u ở buồng trứng.

  • Vùng hạ đồi có vấn đề

Đây là cơ quan trực tiếp sản sinh ra nội tiết tố GnRH và cũng là hormone kích thích thùy trước tuyến yên sản sinh ra nội tiết tố LH và FSH – 2 hormone cần thiết cho vấn đề sinh sản trong đó có liên quan tới kinh nguyệt. Việc thiếu đi hormone GnRH chính là nguyên nhân dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt dài.

  • Mắc bệnh liên quan tới tuyến yên. 

Cụ thể là u tuyến yên. Đây là hiện tượng khối u nằm ở tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin. U tuyến yên lớn sẽ làm việc sản xuất hormone suy giảm, kéo theo các vấn đề như: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục, tăng cân mất kiểm soát, suy nhược…

  • Các bệnh lý phụ khoa 

Điển hình như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vòng kinh nguyệt dài bất thường.

3. Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày có ảnh hưởng gì không?

Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của chị em phụ nữ. Vì vậy, kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của chị em. Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày có ảnh hưởng gì không thì câu trả lời là CÓ nhé. Những bệnh này nếu không được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu chu kỳ kinh kéo dài do bệnh lý thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và xuất hiện bất thường sẽ khiến chị em hoang mang, lo lắng.
  • Làm giảm khả năng sinh sản: Chu kỳ kinh nguyệt thường có liên quan đến cơ quan sinh sản và nội tiết tố. Khi 2 yếu tố này bất ổn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày còn gây khó khăn cho nữ giới trong việc tính ngày rụng trứng và hành kinh nên ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn với những ai tránh thai bằng phương pháp tự nhiên.

4. Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt kéo dài

Trước tiên, khi phát hiện chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bất thường, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, và đưa ra phương án điều trị dứt điểm. Hiện nay, để điều trị tình trạng kinh nguyệt kéo dài, có thể sử dụng các loại thuốc điều hòa nội tiết,..Bên cạnh đó, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt là vô cùng cần thiết.

Cố gắng giữ trọng lượng cơ thể ổn định: Estrogen được sản xuất bởi các tế bào chất béo, do đó, phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng có quá nhiều estrogen, gây xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt.

Vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên: Việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe và hình thể, tinh thần thoải mái mà còn  giúp cải thiện lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng kinh nguyệt ra nhiều.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Nên bổ sung nhiều chất xơ giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố bằng cách làm giảm estrogen thừa trong đường tiêu hóa và giúp loại bỏ lượng estrogen này khỏi cơ thể.

Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày: việc cung cấp đủ nước ( 2 lít / ngày) sẽ giúp duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.

Có thể nói, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày dù nguyên nhân là do đâu đi chăng nữa cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chị em. Vì vậy, cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và đi khám sớm nhất nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào nhé!

Xem thêm :

  • Chế độ ăn giảm béo phù hợp với những cô nàng béo bụng
  • Chế độ ăn Low carb là gì? Thực hiện như thế nào cho đúng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *