Giai đoạn sau khi nâng mũi chính là giai đoạn vàng để chăm sóc và mang lại kết quả mũi cao đẹp và tự nhiên nhất. Rất nhiều dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi được phát hiện sớm có thể xử lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Các trường hợp và dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi phát hiện sớm:
Một chiếc mũi nhiễm trùng nặng sẽ có hậu quả như: Tháo toàn bộ sụn mới nâng, hoại tử mũi, suy giảm sức khỏe, bị ăn mòn mất sụn tự thân ban đầu, suy giảm chức năng mũi…
Vì vậy, những dấu hiệu ban đầu chính là chìa khóa hạn chế những biến chứng đáng tieecs sau này. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi để chắc chắn rằng mũi mình đang gặp vấn đề.
- Đau tăng dần vùng mũi và xung quanh:
Nâng mũi là một phương pháp thẩm mỹ đưa chất liệu sụn (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo) vào để chỉnh hình một dáng mũi mới đẹp và hoàn thiện hơn. Vì vậy trong thời gian đầu bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau từ 3 đến 5 ngày tùy cơ địa và sức chịu đựng của mỗi người.
Nhưng nếu như hiện tượng này đau kéo dài hoặc mức độ đau tăng dần thì đây chính là một biểu hiện bất thường cho biến chứng nhiễm trùng, hoại tử…
- Vết thương bị tiết mủ, có dịch lỏng màu vàng:
Đa phần các trường hợp tiết dịch chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra liên tục và có mùi hôi, thậm chí là xuất hiện mủ vàng, đục.. thì chính là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nâng mũi rõ ràng nhất.
- Biểu hiện biến đen:
Nếu các vi khuẩn xâm nhập vào các khoảng trống giữa sụn và mô, chúng là làm các tế bào xung quanh chết đi và biến đen. Đây chính là dấu hiệu của giai đoạn chuyển từ nhiễm trùng sang hoại tử. Lúc này, bạn cần đến ngay bệnh viện để xử lý tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý phân biệt giữa mũi bị tím đen nhạt do máu bầm và mũi đen do hoại tử. Một lưu ý, khi mũi hoại tử sẽ kèm theo hiện tượng đau và sốt.
2. Nguyên nhân nhiễm trùng sau khi nâng mũi:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử sau nâng mũi. Và nguyên nhân lớn nhất chính là sai sót trong khâu kỹ thuật của phẫu thuật nâng mũi, khẩu vô trung không đảm bảo và tay nghề của bác sĩ chưa đủ chuyên môn thực hiện.
Bên cạnh đó, số trường hợp bị nhiễm trùng do dị ứng các chất liệu cũng chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sụn sử dụng trong bệnh viện được nhập từ Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu… đã trải qua quá trình dài nghiên cứu và kiểm nghiệm để có độ tương thích cao nhất với cơ thể, tỷ lệ nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ đang sử dụng những loại sụn rẻ tiền, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng và được rao bán tràn lan. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc hoại tử, nhiễm trùng, vừa ảnh hưởng đến nhan sắc lẫn sức khỏe của khách hàng.
Bên cạnh đó, nếu bản thân người nâng mũi không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc nâng mũi, hút dịch, ăn uống cũng gây nên biến chứng.
3. Cách khắc phục nhiễm trùng sau khi nâng mũi
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bạn cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ uy tín càng sớm càng tốt, để các bác sĩ chuyên môn chẩn đoán, chỉ định cách khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp mũi bị viêm nhẹ, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách vệ sinh lại vùng mũi, uống thêm thuốc kháng sinh và một số thuốc khác để tiêu viêm, giảm sưng.
Nếu tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ đã chuyển sang giai đoạn nặng do khách hàng để quá lâu thì bạn phải tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Sau đó một thời gian ổn định mới tiến hành nâng mũi cải thiện nhan sắc. Một số trường hợp sẽ không thể thực hiện thẩm mỹ lại ngay, cần để mũi phục hồi trong vòng 3 đến 6 tháng.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau khi nâng để tránh bị nhiễm trùng
4.1 Những thực phẩm nên kiêng hoặc tăng cường sau khi nâng mũi
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng, hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, cải thiện chức năng ruột và hạn chế sụt cân, đó là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho bạn hồi phục nhanh sức khỏe sau khi phẫu thuật.
- Những thực phẩm cần tăng cường sau nâng mũi
Thịt heo nạc, không ăn mỡ để tránh tình trạng vết thương bị mưng mủ.
Thức ăn chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể tươi mát và vết thương được mau lành.
Trái cây chín, rau củ quả chứa nhiều vitamin C đ
ể tăng sức đề kháng.
Uống nhiều nước khoáng, sữa và các sản phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua,… nhằm cung cấp đủ protein và nước nuôi dưỡng cơ thể.
- Những thực phẩm nên kiêng
Những thực phẩm lên men và khó tiêu hóa như: dưa giá, cà muối,…
Thực phẩm gây kích ứng vết thương và dễ làm sẹo như: hải sản, trứng, rau muống, xôi nếp, thịt bò, thịt gà,…
Những thực phẩm có tính kích thích như: các loại snack, đồ uống có ga, hành, tỏi, ớt, cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
Không ăn những loại thực phẩm quá chua hoặc quá cứng, thực phẩm gây dị ứng…
4.2 Tips chăm sóc tránh bị nhiễm trùng mũi:
Một trong những việc đầu tiên bạn cần tuyệt đối tuân thủ sau nâng mũi là vệ sinh vết thương đúng cách và thường xuyên. Giữ vết thương tránh nước hoàn toàn, dùng bông tăm tẩm nước muối sinh lý lau bên trong và bên ngoài lỗ mũi và sát khuẩn vết thương.
Ngủ đúng giờ giấc để quá trình tái tạo da được diễn ra dễ dàng. Kết hợp đi lại nhẹ nhàng, tập thể dục đơn giản.
Luôn uống thuốc đều đặn, đúng giờ để giúp giảm đau hiệu quả, vết thương mau lành.
Đi tái khám thường xuyên sẽ giúp bạn được bác sĩ kiểm tra và theo dõi quá trình lành thương một cách chuẩn xác, tránh được những tình huống ngoài mong muốn xảy ra sau khi nâng mũi. Luôn nhớ các khoảng thời gian tháo băng, cắt chỉ, hút dịch… để mũi lành nhanh và đẹp hơn.