Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Có cách chữa không

Kinh nguyệt ra nhiều bất thường khiến bạn hoang mang lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu, liệu có nguy hiểm tới sức khỏe không. Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Cùng Tấm đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này nhé!

1. Lượng kinh nguyệt thế nào là nhiều

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Tùy thuộc vào cơ địa mà lượng kinh ra của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy nên không dễ dàng gì để nhận biết được lượng kinh nguyệt mà bạn ra là nhiều hay ít. Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra 1 số biểu hiện chứng tỏ bạn bị kinh nguyệt ra nhiều như sau:

  • Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày ( thông thường ngày kinh sẽ kéo dài 3-5 ngày)
  • Máu kinh ra liên tục khiến băng vệ sinh nhanh đầy, phải đổi miếng mới trong chưa đầy một giờ, và kéo dài tình trạng như thế trong nhiều giờ.
  • Phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh mới có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt.
  • Cần phải thay băng trong đêm.
  • Máu kinh nguyệt chứa nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn một phần tư thể tích.

2. Kinh nguyệt ra nhiều là do đâu?

Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Chị em vận động mạnh, mang vác đồ vật nặng, làm việc quá sức trong thời kỳ hành kinh
  • Hiện tượng rối loạn nội tiết tố khiến cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ra lúc nhiều lúc ít. Thậm chí mất kinh nhiều tháng mới có lại và kinh ra ồ ạt.
  • Stress, căng thẳng, áp lực công việc gây mệt mỏi, mất ngủ …cũng là yếu tố gây nên kinh ra thất thường. 
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ, mất ngủ, môi trường sống ô nhiễm,.. cũng là một trong số các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều.
  • Bị các bệnh phụ khoa viêm nhiễm, viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, u xơ, u nang… 

3. Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra nhiều gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong một số trường hợp, nó gây nguy hiểm cho bạn. Những ảnh hưởng cụ thể của tình trạng kinh nguyệt không đều đến chị em phụ nữ gồm:

  • Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và thậm chí kéo dài làm cơ thể bị mất đi một lượng máu khá lớn, dẫn đến cơ thể thường bị thiếu máu dẫn đến các bệnh lý khác  hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, tức ngực khó thở…
  • Kinh ra nhiều ồ ạt sẽ làm cho chị em bị đau bụng dữ dội, mệt mỏi, và không thể làm được việc gì khác, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
  • Máu kinh ra nhiều sẽ là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, nấm sinh sôi, dẫn đến  viêm nhiễm vùng kín.
  • Máu kinh ra nhiều dẫn đến việc tồn đọng kinh sót ở cổ tử cung, lâu dần dẫn đến các bệnh về u xơ u nang tử cung, nang naboth..

4. Cách khắc phục kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều dù nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của chị em, vì vậy cần tìm cách chữa trị và phòng tránh hiện tượng kinh ra nhiều bằng cách:

Cách chữa trị:

Sử dụng thuốc là phương án đầu tiên dùng để điều trị tình trạng cường kinh nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề về rụng trứng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ,….Thuốc có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt, giúp cho chu kỳ kinh đều đặn hơn, hoặc thậm chí cầm máu hoàn toàn.

Nếu việc sử dụng thuốc vẫn không thể giải quyết được vấn đề, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến phương án phẫu thuật, phương pháp này áp dụng với các trường hợp mắc chứng u xơ tử cung nặng như:

  • Phẫu thuật tiến hành cắt bỏ u xơ tử cung: Mục đích cắt bỏ khối u xơ mà không ảnh hưởng đến tử cung..
  • Nội soi buồng tử cung: Nhằm cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung
  • Cắt tử cung: Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Phẫu thuật này được sử dụng để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung

Cách phòng tránh:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya không làm các việc nặng nhọc t
    rong quá trình hành kinh.
  • Bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân từ môi trường, ăn chín uống sôi, ăn đồ ăn tươi sạch, rửa và ngâm muối kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mua từ chợ.
  • Thanh lọc tử cung định kỳ nhằm loại bỏ dịch bẩn, kinh sót trong âm đạo ra ngoài, giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa, giảm được tình trạng kinh nguyệt thất thường. 
  • Đối với phụ nữ sau sinh và phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần bổ sung nội tiết tố bởi ở độ tuổi này, nội tiết tố thay đổi, đây lại chính là nhựa sống nuôi dưỡng toàn bộ sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.
  • Có thể bổ sung thêm sắt qua các dạng viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15-20mg/ ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là chính là thước đo sức khỏe sinh sản của chị em. Khi lượng máu ra quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy đi khám định kỳ thường xuyên, và nếu gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều thì nên tìm rõ nguyên nhân và được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm :

  • Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
  • Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Có an toàn không

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *