Nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc là hai phương pháp nâng mũi mà nhiều tín đồ làm đẹp đều biết tới với khả năng mang lại dáng mũi đẹp thu hút, nhưng không phải ai cũng có khả năng phân biệt rõ ràng hai phương pháp này. Để bạn có thể hiểu rõ hơn khái niệm, sự khác nhau giữa hai phương pháp và từ đó xác định xem mình phù hợp áp dụng cái nào hơn, Tấm xin gửi đến bạn thông tin trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo ngay nào!
1. Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi có sự can thiệp vào nhiều vị trí mũi, nhằm tái lập cấu trúc mũi toàn diện.
Hai loại sụn: sụn tự thân và sụn nhân tạo thường được sử dụng kết hợp và bổ trợ cho nhau trong phương pháp này. Sụn nhân tạo (sụn sinh học, sụn silicon,…) sẽ được dùng để nâng cao phần sống mũi trong khi sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn,…) có tác dụng dựng trụ tái tạo và bọc đầu mũi.
Khi thực hiện nâng mũi cấu trúc, bên cạnh phẫu thuật nâng mũi, và phẫu thuật lấy sụn tự thân, thông thường các bác sĩ còn thực hiện một số tiểu phẫu đi kèm như: thu gọn đầu mũi, cắt cánh mũi, mài sóng mũi,… để loại bỏ hoàn toàn khuyết điểm trên mũi của khách hàng, giúp mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.
Chính vì vậy, phương pháp nâng mũi cấu trúc thực sự mang lại hiệu quả thẩm mỹ vượt trội so với các phương pháp nâng mũi khác.
2. Nâng mũi bán cấu trúc là gì?
Nâng mũi bán cấu trúc có thể nói là một dạng tên gọi khác của kỹ thuật thực hiện nâng mũi cấu trúc ở mức độ ít phức tạp hơn.
Trong phương pháp nâng mũi cấu trúc, các bác sĩ cũng sẽ có sự can thiệp vào cấu trúc mũi nhưng sẽ chỉ tái cấu trúc lại một phần nào đó của chiếc mũi, nơi chứa khuyết điểm cần chỉnh sửa.
Ví dụ: trường hợp khách hàng có dáng mũi đã thon gọn sẵn, chỉ mắc khuyết điểm mũi thấp, bác sĩ áp dụng phương pháp nâng mũi bán cấu trúc để đưa chất liệu độn vào dựng trụ vách ngăn, nâng cao sống mũi.
3. Sự khác nhau giữa nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc có điểm chung là đều có khả năng khắc phục khuyết điểm, mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, ưng ý người sử dụng. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp này về cơ bản có những sự khác nhau trên các tiêu chí như sau:
Nâng mũi cấu trúc | Nâng mũi bán cấu trúc | |
Đối tượng áp dụng | Người có mũi mang nhiều khuyết điểm như: mũi gồ, khoằm, thấp, mũi tẹt, ngắn, hếch, lỗ mũi to,…Người trước đó phẫu thuật nâng mũi hỏng hoặc tai nạn làm mũi biến dạng. | Người có dáng mũi có ít khuyết điểm, không cần thiết tác động can thiệp đến toàn bộ vùng mũi mà chỉ cần chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ. |
Ưu điểm | Mũi sau nâng khắc phục toàn bộ khuyết điểm lớn nhỏ, thay đổi hoàn toàn diện mạo mũi.Có thể áp dụng cho mọi cơ địa.Mang mại dáng mũi đẹp hài hòa, tự nhiên, bền vững.Hạn chế tối đa biến chứng. | Mũi sau nâng khắc phục được những khuyết điểm của dáng mũi cũ (với điều kiện không trước đó không tồn tại quá nhiều khuyết điểm).Mang lại dáng mũi mới lâu bền, đẹp ưng ý khách hàng.Hạn chế biến chứng. |
Nhược điểm | Đòi hỏi tính chuyên môn và độ chính xác cực kỳ cao.Chi phí và thời gian thực hiện lâu hơn. | Không cải thiện được những khuyết điểm lớn của mũi. |
4. Nên nâng mũi cấu trúc hay bán cấu trúc?
Việc xác định xem nên nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bán cấu trúc phụ thuộc phần lớn vào dáng mũi hiện tại của bạn. Cụ thể như sau:
- Nâng mũi cấu trúc phù hợp với: người có mũi bị dị tật bẩm sinh, mũi bị biến dạng, quá xấu, tồn tại đồng thời nhiều khuyết điểm như: thấp tẹt, vẹo lệch vách ngăn, mũi hếch, mũi khoằm, mũi gồ, đầu và cánh mũi to,… cần chỉnh hình lại toàn bộ cấu trúc mũi.
- Nâng mũi bán cấu trúc phù hợp với: người có mũi không tồn tại đồng thời nhiều khuyết điểm, ví dụ như người có sống mũi đã cao, đẹp sẵn nhưng phần đầu mũi to bè hoặc người có đầu và cánh mũi thon gọn nhưng sống mũi gồ ghề,… thì nâng mũi bán cấu trúc tuy sẽ chỉ can thiệp đến một phần cấu trúc mũi, nhưng vẫn khắc phục được tối đa các khuyết điểm cho khách hàng.
Ngoài việc xem xét dáng mũi hiện tại thì một số nhân tố liên quan như: tình hình sức khỏe, tình hình tài chính,… cũng sẽ là những yếu tố bạn cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp nhất với bản thân.
Bên cạnh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc thì còn có một số phương pháp nâng mũi khác mà bạn có thể tham khảo như: nâng mũi bọc sụn, nâng mũi surgiform, nâng mũi s line…
5. Những lưu ý khi nâng mũi cần biết
Lựa chọn địa chỉ nâng mũi an toàn và uy tín để thực hiện:
Một cơ sở thẩm mỹ với chất lượng được Bộ Y tế kiểm chứng, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ thẩm mỹ tiên tiến; dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo; được đông đảo khách hàng tin tưởng sẽ quyết định tới hơn 70% sự thành công của ca phẫu thuật nâng mũi. Chính vì vậy, điều đầu tiên là phải “chọn mặt gửi vàng”.
Tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe:
Để có thể đạt được hiệu thẩm mỹ như mong đợi và hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình nâng mũi thì tốt nhất bạn cần phải kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi để đảm bảo mình có đủ sức khỏe để tiến hành trong an toàn.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi bước vào phẫu thuật nâng mũi:
Sau khi gặp bác sĩ, tiến hành thăm khám và nhận tư vấn để tìm ra phương pháp nâng mũi phù hợp nhất thì điều tiếp theo chúng ta cần làm trước khi chính thức bước vào ca phẫu thuật nâng mũi đó chính là chuẩn bị tâm lý cho bản thân.
Bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng trước cho những thay đổi trên khuôn mặt của mình. Đồng thời, việc duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giữ sức khỏe trước phẫu thuật cũng là điều cần thiết.
Kiêng khem, chăm sóc đúng cách sau khi thực hiện:
Trong quá trình hồi phục và lên form, mũi và cả cơ thể của chúng ta cần được chăm sóc, kiêng khem đúng chuẩn khoa học để có sức đề kháng tốt nhất, phục hồi nhanh nhất, mang lại dáng mũi đẹp và bền lâu với thời gian.
Trên đây là 4 lưu ý quan trọng bạn cần nắm rõ khi nâng mũi, ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp liên quan đến các dịch vụ làm đẹp thì hãy liên hệ với Thẩm mỹ viện Tấm để được giải đáp kịp thời nhé!