Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là một dạng đặc biệt của phương pháp nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi này có rất nhiều ưu điểm với khả năng tạo dáng mũi đẹp tự nhiên, lâu bền, ưng ý người sử dụng, nó xứng đáng được đưa vào danh sách nên cân nhắc khi bạn muốn tiến hành thẩm mỹ mũi. Vậy nâng mũi cấu trúc sụn sườn là gì? Nó có những ưu, nhược điểm gì? Ai nên áp dụng? Khi nâng mũi cấu trúc sụn sườn có cần lưu ý gì không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tấm nhé!
1. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là gì?
Như chúng ta đã biết, nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi có sự can thiệp vào nhiều vị trí mũi, nhằm tái lập cấu trúc mũi toàn diện.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn cũng tương tự, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng sụn tai, sụn vách ngăn,… để dựng trụ tái tạo và bọc đầu mũi, chỉ có điểm khác biệt duy nhất đó là: thay vì nâng cao sống mũi bằng sụn nhân tạo thì bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân – cụ thể hơn là sụn sườn của chính khách hàng.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là sẽ tác động làm thay đổi hoàn toàn đầu mũi, kéo dài và nâng cao đầu mũi hiệu quả.
Bên cạnh phẫu thuật nâng mũi, khi áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn, các bác sĩ thường sẽ thực hiện một số tiểu phẫu đi kèm như: thu gọn đầu mũi, cắt cánh mũi, mài sóng mũi,… để loại bỏ hoàn toàn khuyết điểm trên mũi của khách hàng, giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên, đúng chuẩn.
Chính vì vậy, phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn thực sự mang lại hiệu quả thẩm mỹ vượt trội so với các phương pháp nâng mũi khác.
2. Những ưu, nhược điểm của phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn
2.1. Ưu điểm
Phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn có những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp nâng mũi khác như sau:
- Sụn sườn không chỉ cứng mà còn có độ dẻo dai nhất định, rất thích hợp để dựng trụ mũi, kéo dài và nâng đầu mũi như ý.
- So với các sụn tự thân khác như sụn tai thì sụn sườn ít bị co rút, tiêu hao hơn rất nhiều.
- Sụn sườn là sụn tự thân nên có độ tương thích với cơ thể vô cùng cao, hạn chế tối đa đào thải, kích ứng.
- Nâng mũi cấu trúc sụn sườn vừa có thể thay đổi toàn bộ cấu trúc mũi, giúp hình dáng mũi trở nên đẹp mềm mại tự nhiên, vừa có thể chỉnh sửa mũi hỏng từ các lần nâng mũi trước.
- Nâng mũi cấu trúc sụn sườn cho hiệu quả lâu dài hơn rất nhiều so với những phương pháp nâng mũi như tiêm filler, nâng mũi bằng chỉ,…
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nâng mũi cấu trúc sụn sườn cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Thời gian thực hiện lâu hơn do phải tiến hành phẫu thuật mũi, phẫu thuật lấy sụn tự thân và cả những tiểu phẫu giúp tái lập cấu trúc mũi toàn diện.
- Chi phí cao hơn do đòi hỏi tiến hành nhiều kỹ thuật phức tạp và mang lại hiệu quả vượt trội.
- Có nguy cơ gặp biến chứng nếu như tay nghề bác sĩ không đảm bảo, bác sĩ không đủ kinh nghiệm, chuyên môn để xử lý nhanh gọn trong quá trình nâng mũi.
- Thời gian hồi phục sau nâng mũi lâu hơn vì cần phẫu thuật, tác động đến nhiều nơi trên cơ thể.
3. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn phù hợp với đối tượng nào?
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là phương pháp nâng mũi rất được ưa chuộng trên thị trường thẩm mỹ mũi, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện, phù hợp để áp dụng phương pháp nâng mũi này. Theo các bác sĩ, nâng mũi cấu trúc sụn sườn chỉ nên được áp dụng cho những đối tượng sau đây:
- Khách hàng trên 18 tuổi, khi về cơ bản, mũi đã phát triển tương đối hoàn thiện.
- Khách hàng sở hữu chiếc mũi có nhiều khuyết điểm, bị biến dạng sau tai nạn, nâng mũi hỏng hoặc dị tật bẩm sinh.
- Khách hàng thực sự có mong muốn thay đổi, làm mới dáng mũi của mình.
- Khách hàng có tình trạng sức khỏe tốt, đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật.
- Khách hàng trong độ tuổi từ 20 – 45 là thời gian sụn sườn có chất lượng tốt và thích hợp nhất để nâng mũi. Sau 45 tuổi, sụn sườn thường sẽ bị lão hóa và canxi hóa, trở nên giòn, không đủ chất lượng để thực hiện nâng mũi. Ngoài ra, người lớn tuổi sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn.
4. Những lưu ý cần biết khi nâng mũi cấu trúc sụn sườn
Sau khi đã tìm được một cơ sở nâng mũi uy tín, đáp ứng được các yếu tố như:
- Được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn của Bộ Y tế.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
- Quy trình nâng mũi đạt chuẩn y khoa.
- Sở hữu công nghệ, cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo.
- Có nhiều phản hồi tốt từ phía khách hàng.
Thì bạn đã tiến gần hơn với những kết quả tốt đẹp sau phẫu thuật nâng mũi sụn sườn. Lúc này, bạn cần đặc biệt lưu ý tới những điều này tại thời điểm trước, trong và sau khi tiến hành nâng mũi cấu trúc sụn sườn để có thể phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những khuyết điểm của phương pháp nâng mũi này:
Trước khi nâng mũi:
- Thăm khám sức kh
ỏe: điều đầu tiên trước khi định ngày nâng mũi đó chính là thăm khám sức khỏe. Bạn sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu, chức năng đông máu,… để đảm bảo thể trạng bạn đủ tốt cho cuộc phẫu thuật nâng mũi sắp tới. Đồng thời việc thăm khám sẽ giúp các bác sĩ ước đoán các vấn đề có thể xảy ra và dự trù phương pháp giải quyết. - Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: bạn cần phải sẵn sàng để đón nhận diện mạo hoàn toàn mới của chiếc mũi của chính mình, đồng thời sẵn sàng để đón nhận phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật có thể sẽ có cảm giác tê, nhưng đó là điều hết sức bình thường và không có gì cần lo lắng. Vài ngày trước khi tiến hành nâng mũi, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị được một sức khỏe tốt nhất.
Trong khi nâng mũi:
Bạn cần giữ tâm thế thoải mái nhất có thể. Bạn sẽ được các bác sĩ gây tê, gây mê hoặc sử dụng các phương pháp giảm đau khác nên gần như sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Điều cần làm chỉ là thư giãn và chờ kết quả tốt đẹp đến mà thôi.
Sau khi nâng mũi:
Điều quan trọng nhất là chú ý giữ gìn, chăm sóc, kiêng khem đúng cách để cơ thể nhanh hồi phục sau nâng mũi:
- Vệ sinh mũi đều đặn bằng nước muối sinh lý.
- Luôn chú ý tư thế của cơ thể, đặc biệt là khi nằm, tránh gây ảnh hưởng form dáng mũi.
- Che chắn, bảo vệ mũi cẩn thận trước những tác động xấu từ môi trường như khói bụi, chất kích thích, va đập mạnh.
- Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức hồi phục cho cơ thể.
- Không vận động quá mạnh, không tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, bóng chuyền,…
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không ăn một số loại thực phẩm có thể để lại sẹo xấu như: rau muống, thịt bò, hải sản,…
- Chăm sóc, uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sự xuất hiện và biến mất của một số triệu chứng bất thường để có phương pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng.
Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên của Tấm, các bạn đã có những kiến thức nhất định về phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn cũng như tự tin hơn trước khi bước vào phẫu thuật nâng mũi.
Thẩm mỹ viện Tấm – Đồng hành cùng quý khách trên con đường tìm kiếm phiên bản tốt nhất của bản thân.
Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc có thật sự khắc phục được hết khuyết điểm của mũi?