Nâng mũi kiêng ăn trong bao lâu? Nên và không nên ăn gì để mũi mau lành

Bên cạnh các yếu tố như cơ sở thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ có tốt hay không thì cách bạn chăm sóc và kiêng khem sau phẫu thuật cũng quyết định đến 50% sự thành bại của cuộc thẩm mỹ. Khách hàng sau khi nâng mũi cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh các biến chứng xảy ra cũng như giúp mũi nhanh chóng hồi phục. Tất cả các vấn đề về kiêng khem hậu phẫu như nâng mũi nên ăn gì, không ăn gì, cách kiêng khem ra sao và trong bao lâu, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của Tấm nhé! 

1. Tại sao bạn cần kiêng khem sau khi nâng mũi?

Kiêng khem sau khi nâng mũi đóng vai trò rất lớn trong sự thành bại của ca phẫu thuật. Nâng mũi là kỹ thuật tác động vào cấu trúc mô và dáng mũi từ bên trong, gây ra những tổn thương hở và cần thời gian hồi phục. Do đó, nếu không có một chế độ kiêng khem và chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ rất khó lành và thậm chí gây ra nhiều biến chứng xấu.

2. Nâng mũi kiêng ăn trong bao lâu

Thời gian trung bình để mũi phục hồi và lành lại là khoảng 1- 3 tháng. Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian kiêng khem sau nâng mũi cũng khác nhau. Nếu bạn là người có cơ địa tốt, quá trình hồi phục nhanh và không dễ để lại sẹo thì bạn có thể chỉ kiêng khem 1 tháng sau phẫu thuật. Ngược lại, với các bạn có cơ địa không tốt, dễ gây sẹo lồi hoặc vết thương dễ bị mưng mủ, lâu lành, thì bạn cần tuân thủ chế độ ăn kiêng và chăm sóc cho đến khi mũi hoàn toàn ổn định, khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau phẫu thuật. Như vậy, bạn nên thực hiện chế độ kiêng khem trong khoảng 1-2 tháng đầu và tốt nhất là kiên trì thực hiện cho tới khi mũi hồi phục hoàn toàn. Lưu ý với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng.

3. Cách kiêng khem và chăm sóc sau khi nâng mũi

Sau phẫu thuật bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách kiêng khem và chăm sóc mũi, do vậy để nhanh lành và mũi được ổn định, bạn nên:

  • Tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ như đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Calo – Protein như thịt lợn, thịt vịt, cá, nước ngọt, phô mai, sữa, trứng… để cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương. 
  • Bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin  A như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Uống nhiều nước để bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
  • Kiêng một số thực phẩm dễ gây ra sẹo, làm chậm quá trình hội phục như thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp, đậu phộng, đồ lên men và các chất kích thích. 

4. Một số triệu chứng thường gặp sau khi nâng 

Sau phẫu thuật, các triệu chứng thường thấy là:

  • Thấy đau nhẹ, ê ê ở mũi hoặc đầu mũi
  • Vùng phẫu thuật và vị trí mắt hoặc má sưng bầm
  • Hít thở bằng mũi khó khăn hoặc bị nghẹt mũi
  • Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ

5. Hướng dẫn một số cách giúp giảm sưng bầm sau nâng mũi

Một số cách giúp giảm sưng bầm sau nâng mũi bạn có thể lựa chọn là:

  •  Đặt ống dẫn lưu đối với những người có máu loãng, dễ tụ dịch để thoát dịch tốt hơn, tránh sưng bầm. 
  • Uống nước đường ấm sau phẫu thuật để cung cấp lại năng lượng cho cơ thể
  • Uống thuốc theo đơn chỉ định giúp bạn giảm tình trạng sưng bầm sau nâng mũi hiệu quả. 
  • Uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại khác như nước thơm, nước cam, nước rau má, nước diếp cá… giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh chóng.
  • Ăn nhiều thực phẩm thanh mát giàu vitamin A 
  • Vận động đúng cách, nhẹ nhàng như đi bộ để máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng sưng bầm sau nâng hiệu quả.

6. Một số các lưu ý khác về kiêng khem sau khi nâng mũi

1. Tư thế ngủ đúng cách

Tư thế nằm thẳng là tư thế tốt nhất sau khi bạn thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Bạn tuyệt đối không nên nằm nghiêng hay úp sấp để tránh làm hỏng form mũi, khiến mũi bị lệch, vẹo. Để tránh việc đổi tư thế khi ngủ say, bạn có thể kê gối ôm 2 bên hoặc sử dụng gối chữ U để cố định đầu để giúp dáng mũi ổn định và vào form nhanh chóng hơn.

2. “Chuyện ấy” sau nâng mũi

Chuyện vợ chồng khá tế nhị nhưng sau khi nâng mũi, bạn nên kiêng trong 15 ngày đầu tiên vì các hoạt động mạnh có thể làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến vết thương sưng bầm lâu hơn, cũng như có thể tác động đè lên mũi phá hỏng form. Sau khoảng 15 ngày bạn có thể quan hệ nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh với vùng mũi. Còn sau khoảng 1 tháng, bạn có thể sinh hoạt tình dục bình thường.

3. Tập thể dục sau nâng mũi

Vận động nhẹ nhàng sau nâng mũi khiến giúp lưu thông máu tốt hơn, không chỉ giúp giảm đau và bầm sưng sau phẫu thuật mà c
òn giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý cường độ vận động và thời gian ổn định của dáng mũi để đảm bảo sức khỏe và dáng mũi đẹp. Một tuần đầu sau nâng mũi, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng.  Hai tuần sau đó, bạn có thể tập các môn thể dục nhẹ và sau 2 – 3 tháng, khi mũi đã khỏi hẳn, bạn có thể chơi các môn thể thao như cầu lông, chạy bộ, bóng chuyền…

Một chế độ kiêng khem và chăm sóc đúng cách giúp bạn hồi phục nhanh chong svaf mũi lên dáng được đẹp hơn. Và đặc biệt, bạn nên theo dõi kỹ tình trạng mũi và sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện các triệu chứng xấu kịp thời. Tấm hy vọng qua bài viết trên bạn đã có đầy đủ thông tin về cách kiêng khem và chăm sóc sau phẫu thuật.

Xem thêm :

  • Nâng mũi bao lâu thì đẹp? Kiêng khem như thế nào cho mau lành?
  • Tác hại của việc nâng mũi? Nâng mũi và những biến chứng khó lường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *