Mũi bị sưng sau nâng không phải là tình trạng hiếm gặp ở nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mọi người thường có tâm lý lo lắng, hoang mang về tình trạng này, cơ bản là do không biết rõ về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc, kiêng khem đúng chuẩn khoa học để đảm bảo an toàn cho mũi. Ngoài ra, khi mũi bị sưng, khách hàng còn có tâm lý lo sợ mình sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề mũi bị sưng sau nâng, các bạn hãy theo dõi bài biết dưới đây của Tấm nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng sau nâng mũi
Trên thực tế, có thể nói, dù áp dụng bất kỳ phương pháp nâng mũi nào thì mũi của khách hàng sau nâng cũng có thể bị sưng ít hoặc nhiều, tình trạng này thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau phẫu thuật. Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: tay nghề của bác sĩ, phẫu thuật gây tổn thương nhiều hay ít, chất liệu sụn có tương thích với cơ thể không, chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách chưa,… mà mức độ cũng như thời gian mũi bị sưng nề sau phẫu thuật sẽ khác nhau, đồng thời khả năng phục hồi cũng khác nhau.
Trong bất cứ ca phẫu thuật nâng mũi nào, bác sĩ đều phải rạch da để đưa chất liệu nâng mũi vào. Chính vì vậy, sau khi khâu lại thì vùng xung quanh chỗ da bị rạch ở mũi sẽ xuất hiện những vùng tụ máu, gây sưng mũi, đây là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu mũi bạn bị sưng bất thường sau nâng thì rất có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Khách hàng có cơ địa da quá dày, lỗ chân lông to, da nhiều dầu nhờn.
- Khách hàng sở hữu đầu mũi quá to sẽ gây sưng to hơn và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn bình thường.
- Quá trình nâng mũi bao gồm nhiều khâu phức tạp, tác động xâm lấn nhiều vị trí.
- Chăm sóc, kiêng khem không đúng cách, không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp xấu hơn, sưng lâu ngày mãi không khỏi kèm theo một số triệu chứng khác như chảy dịch kéo dài thì rất có thể do không tương thích với chất liệu sụn, chất liệu sụn không chính hãng, tay nghề bác sĩ kém,… Lúc này, bạn nên đi thăm khám để chữa trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
2. Nâng mũi sau bao lâu thì hết sưng?
Theo thông tin từ các bác sĩ, thông thường, quá trình phục hồi sau khi nâng mũi được chia ra thành 4 giai đoạn chính:
- Từ 1-3 ngày đầu hậu nâng mũi: xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng nề ở vùng mũi mũi. Tình trạng này có thể lan ra cả ở vùng hốc mặt, quầng mắt khiến mắt bị híp lại hoặc thậm chí là mặt cũng sẽ bị sưng phù. Khách hàng thường sẽ thấy khó thở, nghẹt mũi, nhưng đây là tình trạng bình thường, không cần lo lắng.
- Từ ngày thứ 3-7: tình trạng sưng đã giảm đi khoảng 60-70%, vết bầm tím nay chuyển sang màu vàng nhạt. Tuy nhiên, mặt và mũi vẫn sẽ hơi sưng nề, chưa được tự nhiên.
- Ngày thứ 10-15: đối với những trường hợp nâng mũi ít can thiệp xâm lấn hoặc với cơ địa, sức khỏe khách hàng ổn định cũng như được chăm sóc tốt thì mũi sẽ hết sưng và bầm tím. Tuy nhiên, dáng mũi vẫn hơi “lạ” vì lúc này mũi chưa lên form.
- Sau khoảng 1 tháng: Mũi hết hoàn toàn hết sưng và ổn định, vào form dáng đẹp ưng ý khách hàng. Tuy nhiên, trường hợp cơ địa dữ thì có thể cần thêm 1 thời gian nữa mũi mới có thể hoàn toàn hồi phục.
3. Chăm sóc, kiêng khem đúng cách sau nâng mũi
Chăm sóc, kiêng khem cẩu thả, không đúng cách là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới việc mũi bị sưng lâu ngày không khỏi. Chính vì vậy, chúng ta nhất định phải tìm hiểu và nắm được cho mình cách giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc chiếc mũi sau khi nâng để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới những tín hiệu bất thường, thậm chí là biến chứng.
Sau đây là một số cách chăm sóc, kiêng cữ mà các bác sĩ của Tấm đã tổng hợp lại, bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh mũi:
- Cần thiết phải vệ sinh mũi thường xuyên để đảm bảo vùng mũi luôn sạch sẽ.
- Trong lúc vệ sinh mũi cần chú ý tay và dụng cụ vệ sinh mũi phải sạch.
- Khách hàng có thể dùng bông tẩy trang hoặc bông y tế thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng để làm sạch cho vết mổ.
- Tư thế, vận động:
- Không giữ một tư thế quá lâu mà vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.
- Tránh các hoạt động mạnh như bơi lội, chạy bộ, tránh va chạm vào vùng mũi.
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng mũi vì có thể gây chảy máu, tụ máu khi sóng mũi chưa ổn định.
- Tránh nằm sấp, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dáng mũi, tư thế ngủ tốt nhất là tư thế nằm ngửa để mũi lên form chắc chắn.
- Chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ ăn hợp lý.
- Kiêng sử dụng các thức ăn ảnh hưởng đến vết thương như: đồ nếp, rau muống, thịt bò, hải sản, chất kích thích trong khoảng 1 tháng đầu sau phẫu thuật.
- Một số lưu ý khác:
- Ngoài thời gian khử trùng bằng nước muối sinh lý thì thời gian còn lại luôn phải chú ý giữ vết phẫu thuật được khô ráo.
- Che chắn mũi thật cẩn thận khi đi ra n
ắng hay khi ở trong môi trường có nhiều chất không tốt cho mũi như bụi bẩn, chất kích thích,… - Không đi xông hơi trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
- Lưu ý tuân theo chế độ chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thoa, uống thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
4. Lưu ý trước khi nâng mũi tránh biến chứng không đáng có
Trước khi nâng mũi, để hạn chế tối đa việc gặp phải những biến chứng không đáng có, khách hàng cần lưu ý những điểm sau:
- Tiến hành thăm khám sức khỏe để được tư vấn và lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp:
Đây là khâu vô cùng quan trọng, góp phần quyết định tới tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn của chính bạn sau nâng mũi. Tình trạng sức khỏe có ổn định, phương pháp nâng mũi có phù hợp thì mới cho ra hiệu quả tốt nhất được.
- Lựa chọn chất liệu sụn chính hãng, đảm bảo chất lượng:
Nếu chất liệu sụn sử dụng trong nâng mũi không rõ nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh không đảm bảo,… thì nguy cơ gặp phải biến chứng của người nâng mũi là rất cao, nên việc lựa chọn chất liệu sụn chính hãng là rất cần thiết.
- Lựa chọn bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm:
Trình độ của bác sĩ sẽ quyết định phần lớn tới kết quả của quá trình nâng mũi bọc sụn: mũi đẹp tự nhiên hay xấu, gượng gạo, mũi sau nâng lâu bền hay được một thời gian là gặp biến chứng,… Chính vì vậy, khâu tối quan trọng trước khi tiến hành nâng mũi chính là lựa chọn được một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao.
- Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ an toàn và uy tín:
Một địa chỉ thẩm mỹ có đầy đủ các điều kiện như: sở hữu đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, sở hữu cơ sở vật chất, công nghệ tối tân, hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,… sẽ là một nơi xứng đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Từ đó, bạn sẽ có được một dáng mũi đẹp ưng ý và lâu bền với thời gian.