Nâng mũi sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo là như thế nào?

Thẩm mỹ nâng mũi đã không còn xa lạ, tuy nhiên không phải ai nâng mũi cũng có thể sở hữu được chiếc mũi tự nhiên và như ý, việc lựa chọn phương pháp nâng cũng như chất liệu sụn phản ánh trực tiếp kết quả sau khi nâng mũi. Vì vậy, để kết quả nâng mũi được viên mãn, bạn nên tìm hiểu rõ về hai loại sụn nâng phổ biến nhất hiện nay: sụn tự thân và sụn nhân tạo nhé.

1. Sụn tự thân là gì?

Sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi bao gồm: Sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn…Vì được lấy từ chính cơ thể của mỗi người, nâng mũi bằng sụn tự thân có tính an toàn cao, độ tương thích nhanh, không xuất hiện tình trạng đào thải.

Thông thường, trong quá trình nâng mũi, sụn tự thân được sử dụng để bao bọc đầu mũi. Một số trường hợp đặc biệt bắt buộc phải đặt sụn tự thân để nâng cao phần sóng thì nhất định phải sử dụng sụn sườn tự thân.

  • Ưu điểm

Vì sụn tự thân chính là lấy sụn tự nhiên từ chính cơ thể người thực hiện. Loại sụn này có ưu điểm tương thích với cơ thể, không gây kích ứng da và duy trì được hiệu quả bền lâu. Tùy vào từng trường hợp khách hàng mà sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn nên lấy sụn ở vị trí nào để nâng mũi là phù hợp nhất. 

  • Nhược điểm

Không nên quá lạm dụng việc nâng mũi bằng sụn tự thân. Bởi sụn vành tai tự thân có tính chất co rút, chỉ nên sử dụng để bao bọc đầu mũi, không có tác dụng nâng cao phần sóng mũi.

1.1 Các loại sụn tự thân được dùng trong nâng mũi

  • Sụn vách ngăn: Đây là loại sụn tồn tại ở giữa vách ngăn của mũi. Vì là một bộ phận của mũi nên loại sụn này được ứng dụng sẽ có độ tương thích cao với cơ thể. Ưu điểm của loại sụn này là mềm mại, dễ tạo hình.
  • Sụn vành tai: Đây là loại phổ biến để nâng mũi bằng sụn tự thân, được ứng dụng rộng rãi trong thẩm mỹ. Sụn vành tai có tính chất mềm, được sử dụng để bao bọc phần đầu mũi, ngăn ngừa những biến chứng xấu xuất hiện.
  • Sụn sườn: Một loại sụn mới được sử dụng để nâng cao phần sóng mũi với những trường hợp mũi tái phẫu thuật, người không có đủ sụn vách ngăn. Sụn sườn có tính chất cứng, dựng sóng mũi với tính an toàn cao.

1.2 Sụn nhân tạo là gì ?

Sụn nhân tạo là các chất liệu độn phổ biến trong thẩm mỹ mũi. Hiện nay có rất nhiều loại sụn nhân tạo khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là sụn nhân tạo từ silicon. Chất liệu này có sẵn, được định hình tương tự như cấu trúc mũi và khi phẫu thuật, bác sĩ bóc tách khoang mũi ra, đưa sụn nhân tạo đặt vào ở giữa vùng da và phần cơ mũi.

  • Ưu điểm 

Thời gian thực hiện nhanh chóng, không phải đợi để lấy chất liệu như sụn tự thân. Chưa hết, sụn nhân tạo dễ tạo hình, điều chỉnh kích thước và hầu như phù hợp với tất cả các khuôn mặt khác nhau. 

  • Nhược điểm

Nếu chẳng may lựa chọn sụn nhân tạo kém chất lượng để nâng cao sóng mũi, những biến chứng xấu sẽ xuất hiện như: dị ứng chất liệu độn, mũi tụt sụn, sưng tấy, thủng da đầu mũi….

2. Nâng mũi sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo là như thế nào? Ai nên sử dụng?

Sự kết hợp giữa hai loại sụn nhằm phát huy ưu điểm của từng chất liệu. Ví dụ, bạn có thể Sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi và sụn vành tai để bọc lót phần đầu mũi. Sự kết hợp này không chỉ giúp mũi đẹp thon gọn, thanh mảnh mà đầu mũi còn được thu nhỏ, đảm bảo hài hoà với phần sống mũi và các bộ phận khác trên gương mặt. 

Ngoài ra, nếu bạn chọn can thiệp nâng mũi bằng sụn vách ngăn thì mũi sẽ được tái cấu trúc toàn diện và khắc phục cả những khuyết điểm khó từ phần xương sống mũi đến đầu mũi và cánh mũi. Thậm chí người bị viêm xoang vẫn có thể lựa chọn phương pháp này. 

Phương pháp kết hợp sụn tự thân với sụn nhân tạo nhằm khắc phục hiệu quả những khuyết điểm trên mũi. Những người sử dụng phương pháp kết hợp này thường là những ai có quá nhiều khuyết điểm cần phải chỉnh sửa, mũi bị hỏng, mũi to bè, thấp
,…

3. Ưu điểm, nhược điểm của nâng mũi sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo

  • Ưu điểm

Kỹ thuật nâng mũi S line hiện đại khắc phục hiệu quả những biến chứng xấu, giúp dáng mũi được ổn định và tồn tại bền vững theo thời gian. Việc kết hợp sụn tự thân bao bọc đầu mũi có tác dụng ngăn ngừa bóng đỏ lộ sóng. Hơn hết, phương pháp này còn sử dụng sụn nhân tạo chất lượng, không thô cứng, có sự dẻo dai để nâng cao sóng mũi, nói không với tình trạng tụt sụn, thủng da mũi.

  • Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, không phải ai thẩm mỹ mũi cũng có kết quả như mong muốn. Nếu bạn kết hợp hai loại sụn không đúng cách (dùng sụn vành tai để nâng mũi có thể khiến mũi bị co sau vài thời gian, hay sử dụng chất liệu độn giá rẻ khiến bạn dễ gặp các biến chứng hậu phẫu), vì vậy, bạn cần tìm hiểu về phương pháp và địa chỉ uy tín để nâng mũi trước khi làm để tránh những hậu quả không may xảy đến.

4. Quy trình thực hiện nâng mũi cấu trúc sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo

  • Bước 1. Bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn
  • Bước 2. Chuẩn bị và kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe có đủ điều kiện hay không
  • Bước 3. Tiến hành lấy sụn tự thân (vách ngăn, vành tai, sườn) tuỳ vào hiện trạng của bệnh nhân và sử dụng chất liệu độn như đã thống nhất với bệnh nhân từ đầu.
  • Bước 4. Sát khuẩn gây tê vùng mũi và tai
  • Bước 5. Bác sĩ tiến hành phẫu thuật
  • Bước 6. Bác sĩ nẹp cố định dáng mũi, nẹp cố định để giữ dáng mũi chuẩn sau phẫu thuật
  • Bước 7. Chăm sóc sau phẫu thuật

Trên đây là những thông tin về phương pháp nâng mũi sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo, hy vọng giải đáp được những thắc mắc tồn đọng bấy lâu của tín đồ yêu làm đẹp. Để nhận thêm tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ số hotline Thẩm mỹ viện Tấm: 0966 605 600 hoặc gửi tin nhắn qua Fanpage: Nâng mũi – Thẩm mỹ viện Tấm.

Xem thêm:

  • Nâng mũi sụn tự thân là gì? Giá bao nhiêu, ưu và nhược điểm
  • Nâng mũi bọc sụn: Nên chọn sụn Megaderm hay sụn tự thân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *