Không quan hệ tình dục, không có thai nhưng đến ngày vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt khiến bạn hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân là do đâu, liệu tình trạng này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Cùng Tấm đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé!
1. Chậm kinh là hiện tượng như thế nào?
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường rất hay gặp ở chị em phụ nữ. Theo thống kê cứ có 10 bạn nữ đang trong giai đoạn hành kinh thì có 7 bạn nữ gặp vấn đề về kinh nguyệt trong đó là bị chậm kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Thông thường, trung bình một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28- 35 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn có những thay đổi bất thường sau 35 ngày mà chưa có kinh nguyệt chứng tỏ rằng bạn đã bị chậm kinh. Với những trường hợp nặng hơn, kinh nguyệt có thể xuất hiện chậm liên tục trong 2-3 chu kỳ.
2. Nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai
Thông thường, khi gặp phải tình trạng chậm kinh, chị em thường nghĩ ngay tới tình huống mang thai. Tuy nhiên, chị em cần biết ngoài trường hợp ấy thì còn rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Một số nguyên nhân gây chậm kinh có thể kể đến như:
- Do stress, căng thẳng kéo dài
Những chị em bị áp lực công việc, gia đình đè nặng gây mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, rối loạn tâm lý. Tâm lý ảnh hưởng khiến cho sức khỏe cũng bị tác động theo, tình trạng rối loạn kinh nguyệt vì thế mà xuất hiện.
- Do bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Các bác sĩ cho rằng những phụ nữ vào khoảng độ tuổi 52 thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh. Ở độ tuổi này, sự thay đổi, mất cân bằng estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen thay đổi thất thường sẽ làm cho người phụ nữ bị chậm kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định.
- Do cân nặng thay đổi đột ngột
Giảm cân đột ngột hoặc quá đà cũng là một trong số những nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt ở nữ giới. Theo các bác sĩ, phụ nữ quá gầy thì nồng độ hormone sinh sản sẽ giảm và do đó tốc độ rụng trứng cũng giảm theo. Do đó phụ nữ quá gầy bị chậm kinh nguyệt là điều rất hay xảy ra.
Chúng ta đều biết béo phì sẽ có nguy cơ dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có việc hormone sinh dục ở những phụ nữ béo phì bị rối loạn. Một thống kê gần đây chỉ ra rằng, phụ nữ béo phì rất dễ bị đa nang buồng trứng. Do đó, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới.
- Chậm kinh do sử dụng thuốc tránh thai
Việc chị em phụ nữ sử dụng các loại thuốc tránh thai hàng ngày, tiêm thuốc tránh…có thể khiến cho lớp niêm mạc mỏng đi, mỏng đến nỗi không đủ lớp lót để có thể làm xảy ra một chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vô tội vạ, không đúng liều lượng có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản sau này của chị em.
- Do hội chứng đa nang buồng trứng
Biểu hiện của bệnh đa nang buồng trứng ở mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, đối với những chị em phụ nữ bị đa nang buồng trứng thì chậm kinh nguyệt là một trong những triệu chứng điển hình nhất.
- Do bị rối loạn nội tiết tố
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Đó có thể là do tác động từ bên ngoài như sử dụng các thuốc nội tiết hoặc do một số bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, ở phụ nữ bị rối loạn nội tiết thường bị chậm kinh, mất kinh là điều rất dễ gặp phải.
3. Chậm kinh có sao không? Có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có sao không? Có ảnh hưởng gì không? là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em. Chậm kinh hay trễ kinh là một hiện tượng phổ biến ở các chị em phụ nữ, tuy nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra và kéo dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sức khỏe như:
- Tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn
Tình trạng chậm kinh nguyệt sẽ khiến chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng nên dễ bỏ qua thời điểm vàng dễ thụ thai dẫn đến khó mang thai. Thêm vào đó, hiện tượng chậm kinh kéo dài có thể gây ức chế quá trình rụng trứng ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Đặc biệt, trường hợp chậm kinh nguyệt nguyên nhân là do mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang… nếu không được điều trị sớm để bệnh nặng là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.
- Ảnh hưởng đến tâm lý
Chậm kinh kéo dài không rõ nguyên nhân khiến chị em rơi vào tâm trạng lo lắng, bất an dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, khó chịu, bứt rứt
trong người nên dễ nổi nóng, cáu gắt, khiến chị em thiếu tự tin trong giao tiếp khi luôn phải lo lắng vì không biết sẽ ra kinh nguyệt lúc nào.
- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc
Chậm kinh nguyệt khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày bởi những lo lắng ngày đèn đỏ có thể đến bất cứ lúc nào khi chưa chuẩn bị khiến tinh thần giảm sút gây mất tập trung vào công việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
- Mất cân bằng nội tiết
Hiện tượng chậm kinh nguyệt còn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết và hormone bị rối loạn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết. Điều này khiến chị em bức bối, khó chịu, căng tức bụng dưới, sạm da, cơ thể mệt mỏi.
4. Cách phòng tránh và điều trị chậm kinh
Để phòng tránh hiện tượng chậm kinh có thể xảy ra, chị em hãy cố gắng giữ một tâm lý thoải mái, thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, học tập, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không vận động và làm việc quá sức. Bên cạnh đó, nên thường xuyên đi khám phụ khoa theo định kỳ, thăm khám bác sĩ nếu có hiện tượng bất thường xảy ra.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chậm kinh thì có thể điều trị bằng các phương pháp như: Uống thuốc tây, hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị căn bệnh này. Nếu như chậm kinh nguyệt không có biểu hiện thuyên giảm thì bạn cần phải đến khám và điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.
Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho chị em. Chúc chị em luôn xinh đẹp và có một sức khỏe dồi dào.
Xem thêm :
- 3 giai đoạn quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt nhất định phải biết
- Chữa kinh nguyệt không đều bằng ovaq1 để có con thì hiệu quả không? 5 lưu ý bắt buộc phải biết