Sở hữu một dáng mũi cao, thanh thoát là điều mà bất kỳ cô gái nào cũng mong ước. Do đó, nâng mũi là một trong những dịch vụ được yêu thích và quan tâm nhiều nhất tại các thẩm mỹ viện. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn đang lo lắng vì không biết thẩm mỹ nâng mũi sẽ như nào, có đau không và liệu có để lại nguy hiểm gì. Hôm nay, Tấm sẽ chia sẻ cho các chị em quy trình nâng mũi “chuẩn” mang lại vẻ đẹp như mong muốn một cách an toàn để mọi người hiểu rõ thêm về quá trình nâng mũi.
1. Các phương pháp phẫu thuật nâng mũi hiện nay
1.1. Nâng mũi sụn nhân tạo
Nâng mũi sụn nhân tạo là phương pháp sử dụng sụn nhân tạo làm thanh trụ giúp nâng sống mũi cao và thẳng hơn. Phương pháp này chỉ tác động đến phần sống mũi và không can thiệp đến các bộ phận khác của mũi như đầu mũi, cánh mũi nên chỉ phù hợp với những ai có sống mũi thấp, gãy,.. nhưng đầu mũi nhỏ, dáng mũi dài sẵn, không phù hợp với những người mũi hếch hay đầu mũi to. Cũng chính vì vậy nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo thường có chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác. Đây là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ phù hợp với những người có mũi thấp, tẹt, mũi gãy.
1.2. Nâng mũi sụn tự thân
Sụn tự thân là sụn dược lấy ra từ chính cơ thể khách hàng, có ưu điểm là độ tương thích với cơ thể rất cao. Trong kĩ thuật nâng mũi, các loại sụn tự thân thường được sử dụng là: Sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn và cân cơ thái dương. Mỗi loại sụn với những đặc điểm khác nhau nên sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau trong nâng mũi. Tuy nhiên, các loại sụn tự thân thường khá dẻo dai và không đủ độ cứng để làm trụ mũi, đồng thời các loại sụn tự thân sẽ bị co rút theo thời gian khiến hiệu quả làm đẹp không duy trì được quá lâu.
1.3. Nâng mũi bọc sụn đầu mũi
Kết hợp ưu nhược điểm của sụn nhân tạo và sụn tự thân, ta có nâng mũi bọc sụn đầu mũi là phương pháp sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, và sử dụng thêm sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn…) để bọc vào phần đầu mũi. Phương pháp này giúp phần sống mũi được nâng cao mà hạn chế tối đa những biến chứng tụt sống, lộ sóng, hay bóng đỏ đầu mũi.
1.4. Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng cấp của nâng mũi bọc sụn. Bên cạnh nhiệm vụ chính là nâng sống mũi, phương pháp này tác động vào toàn bộ cấu trúc mũi giúp khắc phục được hầu hết các khuyết điểm: mũi tẹt, đầu mũi to, giúp mũi cao thanh thoát, tự nhiên. Cũng do đó, nâng mũi cấu trúc yêu cầu rất nhiều kỹ thuật phức tạp để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cũng như duy trì được trong rất nhiều năm (20-30 năm). Tương đương là chi phí thường cao hơn các phương pháp nâng mũi khác.
2. Quy trình nâng mũi đẹp và an toàn
Quy trình nâng mũi tại Thẩm mỹ viện Tấm gồm 7 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám tính trạng mũi và tư vấn phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp.
- Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát nhằm đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật.
- Bước 3: Phác đồ dáng mũi chuẩn xác hài hòa với gương mặt bạn.
- Bước 4: Sát khuẩn để đảm bảo quá trình phẫu thuật được vô trùng, tránh tình trạng gây viêm nhiễm.
- Bước 5: Tiến hành gây tê cục bộ giúp khách hàng không bị đau và khó chịu khi phẫu thuật
- Bước 6: Tiến hành phẫu thuật nâng mũi
- Bước 7: Hướng dẫn chế độ kiêng khem và chăm sóc phù hợp.
3. Các lưu ý để nâng mũi đẹp và an toàn
Để nâng mũi đẹp và an toàn bạn cần lưu ý hai nguyên tắc:
Thứ nhất, thực hiện nâng mũi tại các địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chất lượng giúp đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và tính an toàn cao nhất. Nguyên nhân là vì phẫu thuật nâng mũi yêu cầu cao về trình độ bác sĩ thực hiện, cơ sở thiết bị và cả về dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Thứ hai, kiêng khem sau khi nâng mũi đóng vai trò rất lớn trong sự thành bại của ca phẫu thuật. Nâng mũi là kỹ thuật tác động vào cấu trúc mô và dáng mũi từ bên trong, gây ra những tổn thương hở và cần thời gian hồi phục. Do đó, nếu không có một chế độ kiêng khem và chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ rất khó lành và thậm chí gây ra nhiều biến chứng xấu.
Bạn nên tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ về cách kiêng khem, chăm sóc cũng như đến tái khám theo đúng lịch hẹn. Về câu hỏi nâng mũi cần kiêng khem trong bao lâu thì thời gian trung bình để mũi phục hồi và lành lại là khoảng 1- 3 tháng. Bạn nên thực hiện chế độ kiêng khem trong khoảng 1-2 tháng đầu và tốt nhất là kiên trì thực hiện cho tới khi mũi hồi phục hoàn toà
n. Lưu ý với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng.
4. Hướng dẫn kiêng khem và chăm sóc sau khi nâng mũi
Một số lưu ý về cách kiêng khem và chăm sóc mũi sau khi nâng như sau:
- Tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ như đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác.
- Bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng như thịt lợn, thịt vịt, cá, nước ngọt, phô mai, sữa, trứng… giúp cơ thể tăng cường khả năng tái tạo mô hiệu quả, từ đó giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
- Bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Uống nhiều nước.
- Kiêng một số thực phẩm dễ gây ra sẹo, làm chậm quá trình hội phục như thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp, đậu phộng, đồ lên men và các chất kích thích.
Xem thêm :
- Nâng mũi là gì? Giá bao nhiêu? Ai nên nâng mũi?
- Chia sẻ kinh nghiệm nâng mũi từ A đến Z từ bà mẹ trẻ