Tiêm filler gây hoại tử”, “Hối hận khi tiêm filler tại cơ sở XYZ”, …Thực hư những tin đồn ấy là như thế nào? Tiêm filler có thực sự nguy hiểm đến thế. Muốn biết câu trả lời, cùng Tấm tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
1. Những biến chứng tiêm filler thường gặp và nguyên nhân
Những biến chứng thường gặp nhất khi tiêm filler:
- Nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể gây nên tình trạng sưng phù, mưng mủ. Nguyên nhân là do quá trình thực hiện không được đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng bị nhiễm trùng nếu cơ thể không phù hợp với filler, kích ứng.
- Vón cục
Trường hợp vón cục trên vùng tiêm vừa mất thẩm mỹ, vừa gây đau nhức khó chịu và nếu không kịp thời xử lý, để quá lâu sẽ trở nên nhiễm trùng. Nguyên nhân thường do sử dụng filler giả và người tiến hành tiêm filler không đúng kỹ thuật.
- Hoại tử
Đây có thể xem như trường hợp xấu nhất có thể xảy ra do tiêm nhầm vào mạch máu gây chèn ép và gây ra hoại tử vùng tiêm filler.
Còn có rất nhiều dạng biến chứng khác có thể xảy ra mà không thể lường trước được. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do kỹ thuật tiêm sai, tiêm filler chèn lên mạch máu, tiêm quá liều hay lạm dụng filler, chế độ chăm sóc không đúng …sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
2. Sự thật tiêm filler có nguy hiểm như lời đồn?
Ngày nay có nhiều vụ thẩm mỹ hỏng, thẩm mỹ gây nguy hiểm đến tính mạng khiến chị em không khỏi thấp thỏm và lo lắng. Sự thật là tiêm filler chỉ là một thủ thuật làm đẹp hết sức đơn giản và thực hiện nhanh chóng, thành phần tiêm vào cũng lành tính nên đây được xem là giải pháp làm đẹp an toàn, tối ưu nhất.
Vậy thực hư những lời đồn về biến chứng do tiêm filler mang lại là như thế nào?
Những trường hợp thẩm mỹ hỏng, thẩm mỹ thất bại mà mọi người thường thấy là có xảy ra, bởi họ vi phạm những điều tiên quyết sau đây:
- Tìm hiểu không kỹ càng, chọn phải cơ sở làm đẹp chui, không được phép hoạt động
- Filler trôi nổi, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
- Bác sĩ chưa đủ tay nghề làm việc, xử lý tình huống kém
- Trang thiết bị lạc hậu, kém chất lượng gây tình trạng mất vệ sinh, nhiễm trùng
- Không kiêm khem, chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý sau khi tiêm
Vâng, chính đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng thẩm mỹ có những lỗ hổng, sai sót, gây hoang mang cho khách hàng.
3. Ưu nhược điểm của phương pháp tiêm filler làm đẹp
Trước khi quyết định tiêm filler, chị em nên cân nhắc giữa ưu điểm và hạn chế của phương pháp này để đưa ra giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được thủ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh (chỉ khoảng 15 – 30 phút)
- Không xâm lấn, không phẫu thuật
- Tương đối an toàn do sử dụng chất làm đầy tương thích với cơ thể
- Không phải kiêng cử nhiều và thời gian phục hồi nhanh
- Chi phí thấp hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ
Nhược điểm
- Kết quả chỉ mang tính tạm thời, không thể duy trì vĩnh viễn như thẩm mỹ xâm lấn. Nếu muốn duy trì phải tiếp tục tiêm lại.
- Vẫn hoàn toàn có thể gây ra một số tác dụng phụ
- Không có tác dụng với những trường hợp mang nhiều khuyết điểm như mũi quá tẹt, bè (chỉ có thể nâng cao, không có tác dụng thu gọn cánh mũi,…)
4. Hướng dẫn cách lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín
Lựa chọn địa chỉ làm đẹp nên là tiêu chí khách hàng cần xem xét đầu tiên. Bởi đúng như ông cha có câu “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn đúng thì vừa mang lại kết quả hài lòng mãn ý, xứng đáng với số tiền bỏ ra. Lựa chọn sai thì có thể trở thành thảm họa, “tiên mất tật mang”. Vậy, những tiêu chí nào để đánh giá một thẩm mỹ viện uy tín?
- Thứ nhất, có giấy phép hành nghề, chứng chỉ công nhận của Bộ Y tế.
Có giấy phép tức là thẩm mỹ viện đó đã đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân viên đảm bảo, có thể đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề. Hoạt động một cách minh bạch và chính đáng.
- Thứ hai, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm
em>
Những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi thẩm mỹ làm đẹp phần lớn đều là trách nhiệm của bác sĩ. Do đó, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ như ý, bạn cần tìm hiểu xem bác sĩ thẩm mỹ đã có giấy phép hành nghề hay chưa, kinh nghiệm thế nào.
- Thứ ba, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại
Để hỗ trợ tối đa cho các ca làm đẹp, phẫu thuật thì đơn vị thẩm mỹ phải có hệ thống vô trùng đã được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại. Đây là yếu tố không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn góp phần mang lại hiệu quả cao cho khách hàng.
- Thứ tư, review, feedback từ khách hàng trước
Đây chính là những “nhân chứng sống”, là nguồn tham khảo đáng tin cậy nhất. Bởi họ đã được trải nghiệm, được thử qua nên sẽ có cái nhìn khách quan chi tiết hơn. Những phản hồi của khách hàng về chất lượng, phong cách làm việc, quy trình thực hiện, dịch vụ…của cơ sở, bệnh viện thẩm mỹ sẽ giúp bạn quyết định có nên lựa chọn cơ sở làm đẹp đấy hay không.
5. Hướng dẫn kiêng khem đúng cách sau tiêm filler
Kiêng khem sau khi tiêm filler như thế nào? Bạn có biết nên và không nên ăn những gì, uống những gì chưa? Nếu chưa thì để Tấm bật mí ngay đây này!
- Không nên ăn gì
- Các loại hải sản: Mặc dù chúng là những món ăn có nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên sau khi tiêm filler, đây là thực phẩm nên tránh bởi nó, có thể gây ngứa và khó chịu do dị ứng hải sản. Đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trong các món ăn hải sản cũng có thể gây ra sẹo.
- Rau muống: vì rau muống dễ để lại sẹo
- Thịt gà, thịt bò: Lại là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và nhiều chị em không biết sẽ ăn phải sau khi tiêm filler. Trong thịt gà có chứa chất khiến vùng tiêm filler trở nên sưng to và ngứa. Còn thịt bò sẽ làm cho vết tiêm trở nên thẫm màu hơn, thậm chí để lại sẹo thâm. Chúng là nguyên nhân làm tình trạng phục hồi kéo dài lâu hơn.
- Đồ nếp: Đồ nếp có tính nóng cao, dễ gây nhiễm trùng cho vùng tiêm, nghiêm trọng hơn là đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ
- Không nên uống gì
- Rượu bia và các chất kích thích
- Không nên làm gì
- Trang điểm trong 24 giờ sau khi tiêm filler: tránh mỹ phẩm tiếp xúc với vết tiêm sau khi tiêm filler
- Va chạm, tác động mạnh: Việc này có thể gây biến dạng, ảnh hưởng đến vùng thẩm mỹ
Mong rằng những chia sẻ trên của Tấm sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.