3 giai đoạn quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt nhất định phải biết

Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên ở phụ nữ, là tín hiệu đánh dấu những cô gái bước vào độ tuổi dậy thì. Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của một hiện tượng xảy ra định kỳ với thời gian nhất định. Vậy trong khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt được chia làm mấy giai đoạn. Và có những lưu ý gì bạn nhất định phải biết. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Kinh nguyệt là gì? Vì sao lại có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là tập hợp tất cả những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể người phụ nữ dưới tác động của các hormone sinh dục và sinh sản. Ở phụ nữ, kinh nguyệt thông thường sẽ xảy ra đều đặn hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản này phối hợp hoạt động nhịp nhàng, bao gồm buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi.

Khi phụ nữ bước vào kỳ kinh nguyệt, não bộ sẽ phát ra các tín hiệu để cơ thể sản xuất hormone có vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Sau đó tại buồng trứng sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng, trứng sẽ chuyển về phía tử cung để làm tổ. Lúc này, nếu trứng không được thụ tinh (bởi tinh trùng) thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và gây chảy máu bên ngoài âm đạo. Và đây chính là “kinh nguyệt” mà chúng ta đang nói đến.

Kỳ kinh nguyệt sẽ luôn lặp lại theo các chu kỳ trong thời gian từ 21 đến 35 ngày và thời gian hành kinh sẽ kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, một số trường hợp 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường tùy theo cơ địa mỗi người. Chu kỳ kinh nguyệt chỉ kết thúc khi cơ thể nữ giới bước sang thời kỳ mãn kinh. Nếu bạn nữ mang thai cũng sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.

Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55.  Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

3. giai đoạn quan trọng của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn “đèn đỏ”

“Đèn đỏ”, “Bà dì ghé thăm”, “Mùa dâu”,…là những “ngôn từ bí mật” đầy kín đáo và tế nhị mà con gái hay nói với nhau. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nền kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

  • Giai đoạn trước và trong rụng trứng

Trước khi rụng trứng: Hay còn gọi là giai đoạn nang trứng, diễn ra từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi rụng trứng. Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Rụng trứng: Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

  • Giai đoạn sau khi trứng rụng

Hay còn gọi là giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 – 17 ngày. 

3. Những trường hợp kinh nguyệt bất thường cần lưu ý

Với người phụ nữ có sức khỏe ổn định, bình thường, kinh nguyệt xảy ra đều đặn, diễn ra hàng tháng như một lịch lập sẵn. Tuy nhiên, có một số trường hợp bất thường thì không như vậy. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường có thể gặp phải trong kỳ kinh nguyệt.

  • Kinh thưa

Chu kỳ một vòng kinh kéo dài từ 28-35 ngày. Nếu vượt qua con số 35 thì có thể được xem là hiện tượng kinh thưa, hay còn gọi là trễ kinh. Mặc dù hiện tượng này không gây hại đến sức khỏe nhưng lại ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, bởi số lần rụng trứng ít đi đồng nghĩa với việc tỷ lệ mang thai giảm. 

  • Kinh mau

Trái với chậm kinh hay trễ kinh, thì kinh mau là hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường, chu kỳ vòng kinh ngắn, chỉ từ 15- 20 ngày. Thậm chí, có hiện tượng xuất hiện 2 lần kinh trong một tháng. Việc kinh nguyệt xuất hiện quá nhiều không chỉ gây mất nhiều máu và còn gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nếu hiện tượng này kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ càng.

  • Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng kinh nguyệt biến mất trong khoảng thời gian dài, thông thường là trên 3 tháng ( với những ai đang có kinh nguyệt). Cũng có trường hợp vô kinh ở các bé gái ở độ tuổi dậy thì. Vì vậy, người ta chia vô kinh làm 2 trường hợp:

  • Vô kinh nguyên phát

Ở các bé gái, độ tuổi dậy thì thông thường sẽ trong khoảng 12-15 tuổi. Đây là thời điểm xuất hiện những thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý. Và kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng nhất, minh chứng bước sang độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu như quá 16-18 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt thì rõ ràng đây là một trường hợp vô sinh nguyên phát.

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất thường trong nội tiết tố cơ thể, tổn thương buồng trứng,…

  • Vô sinh thứ phát

Trường hợp này xảy ra với những người đang có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng bỗng sau đó không thấy xuất hiện kinh nguyệt nữa. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong vòng 3 tháng trở lên thì gọi là vô kinh thứ phát. Thậm chí, có những trường hợp một năm chỉ có 2 lần kinh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do bị suy buồng trứng sớm, có khối u buồng trứng, bị băng huyết nặng sau sinh nở. Hoặc cũng có thể do các nguyên nhân như suy dinh dưỡng, stress nhiều, thay đổi cân nặng đột ngột, trầm cảm,…

  • Rong kinh

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt). Rong kinh kéo dài dễ dẫn đến bệnh thiếu máu ở phụ nữ. Không chỉ vậy, tình trạng rong kinh rong huyết còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, dễ gây vô sinh sau này. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Vì vậy, cần được thăm khám kịp thời để chữa trị đúng cách.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *