Mụn là vấn đề đau đầu mà rất nhiều người gặp phải. Mụn kéo dài không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, để lại sẹo. Vậy tại sao lại xuất hiện mụn. Cách phòng tránh mụn và chăm sóc da mặt như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Các nguyên nhân gây mụn
Mụn là loại bệnh của da liên quan đến tuyến bã nhờn. Mụn được hình thành khi nang lông có một lượng lớn các chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm và hình thành mụn.
Mụn thường xuất hiện ở mặt, vai, lưng. Đặc biệt vùng chữ T trên mặt nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất. Tùy vào tình trạng của mụn mà có thể chia thành mụn không viêm và mụn sưng viêm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn, gồm các tác nhân bên trong và bên ngoài gây nên:
1.1. Do các tác nhân bên trong
- Do nội tiết tố
Vào tuổi dậy thì, các hormone testosterone ở nam và nữ tăng cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sản sinh ra lượng dầu lớn, kết hợp với lớp da chết và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Ngoài ra, việc căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ kéo dài, trước và sau kỳ kinh nguyệt khiến sự cân bằng của hormone bị phá vỡ, gây nên mụn.
- Do các chức năng gan kém
Một số người có chức năng gan yếu, không thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể dẫn đến việc các chất độc bị đẩy ra bề mặt da, hình thành nên các loại mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn bọc
1.2. Do các tác nhân bên ngoài
- Khói bụi, ánh nắng mặt trời
Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân khiến da sần sùi, nổi mụn. Khói bụi bẩn, các tạp chất có hại kết hợp cùng khí hậu nóng ẩm của Việt Nam khiến da trở nên nhạy cảm. Nếu không được rửa mặt sạch sẽ, các tạp chất này sẽ tích tụ trong nang lông gây bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày hình thành lên mụn viêm.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không dùng kem chống nắng làn da khô rát, các tế bào da tự động tiết nhờn để da giữ được độ ẩm. Độ ẩm trên da biến đổi liên tục dẫn đến hình thành mụn
- Lạm dụng mỹ phẩm
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, không đảm bảo chất lượng nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến da trở nên nhạy cảm, kích ứng và sinh ra mụn.
Ngoài ra, các dụng cụ trang điểm như cọ, mút, bông phấn,… lâu ngày không được vệ sinh là nơi trú ngụ của vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu bạn không có thói quen tẩy trang, vệ sinh da kỹ càng sẽ khiến da trở nên bí bách và gây bít tắc lỗ chân lông.
- Không dưỡng ẩm đủ
Một số người có suy nghĩ là da khô thì sẽ ít gây mụn hơn vậy nên không chú trọng vào bước dưỡng ẩm. Tuy nhiên sự thật hoàn toàn ngược lại. Da không được cấp ẩm đầy đủ khiến lỗ chân lông tiết nhiều nhờn hơn để cân bằng độ ẩm trên da. Từ đó dễ gây bít tắc và hình thành mụn.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng,… chế độ sinh hoạt không điều độ như thức khuya, thiếu ngủ,… dẫn đến hình thành mụn dưới da.
Hầu hết chúng ta đều có thói quen chạm tay lên mặt để dụi mắt, nặn mụn,… Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều vật, vì vậy dễ mang vi khuẩn, bụi bẩn. Việc thường xuyên chạm tay lên mặt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da, dễ hình thành mụn.
2. Cách phòng tránh mụn hiệu quả
2.1. Rửa mặt đúng cách
Làm sạch da mặt là bước quan trọng trong chu trình dưỡng da giúp loại bỏ mỹ phẩm, bụi bẩn, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Nên chọn sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn, paraben, không xà phòng để tránh làm mất cân bằng độ ẩm, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn.
Để làm sạch mặt tối ưu nên kết hợp các
sản phẩm tẩy trang để lấy đi bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Sau đó dùng nước ấm rửa lại với sữa rửa mặt. Chú ý mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để giúp nang lông thêm thông thoáng, dễ chịu.
2.2. Hạn chế trang điểm
Một số sản phẩm trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông và tổn thương da, đặc biệt da yếu, nhạy cảm do mụn. Chính vì vậy, hãy chỉ trang điểm khi cần thiết. Trường hợp có trang điểm cần tẩy trang và rửa sạch mặt.
2.3. Giữ vệ sinh chăn gối sạch sẽ
Vỏ chăn gối, ga trải giường, khăn mặt là nơi tiếp xúc với da mặt thường xuyên nhất. Tuy nhiên lại ít được giặt giũ thường xuyên nên chúng là địa điểm ẩn chứa hàng triệu vi khuẩn. Vì vậy, cần vệ sinh vỏ chăn gối thường xuyên để hạn chế thấp nhất các tác nhân gây mụn.
2.4. Tránh chạm tay lên mặt
Hầu hết chúng ta đều có thói quen chạm tay lên mặt qua các hành động vô thức như chùi miệng, ngứa mũi, dụi mắt, chống cằm,… Tuy nhiên, tay lại là địa điểm chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.
Việc chạm tay lên mặt thường xuyên khiến lây truyền vi khuẩn, bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông. Đặc biệt bạn cũng nên hạn chế nặn mụn bởi có thể khiến mụn lây lan sang vùng da khác và để lại sẹo.
2.5. Dưỡng ẩm hàng ngày
Da thiếu ẩm là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng da mụn. Khi da không được cung cấp đủ độ ẩm, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn, tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp độ ẩm còn thiếu, gây bít tắc lỗ chân lông và gia tăng nguy cơ mọc mụn.
Da dầu mụn nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ dạng kem hoặc gel giúp da được cấp ẩm sâu mà không gây nhờn dính.
2.6. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài bằng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là cách để có làn da khỏe mạnh, láng mịn. Hạn chế ăn các đồ uống có ga, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin A, C, D có tác dụng thanh lọc cơ thể, chống lão hóa và bảo vệ da trước các tác nhân của môi trường bên ngoài.
2.7. Tập thể dục thường xuyên
30 phút tập luyện thể dục mỗi ngày là giải pháp tuyệt vời cho sức khỏe và làn da của bạn. Tập thể dục giúp giữ các hoocmon ở trạng thái cân bằng, giải phóng độc tố thông qua việc tiết mồ hôi, giải tỏa căng thẳng, stress, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Trên đây là tất tần tật những nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả cho tất cả mọi người. Nếu thấy bài viết hay, có giá trị thì bạn hãy like và share cho nhiều bạn bè biết tới hơn nữa nhé.
Xem thêm :
- Hướng dẫn sử dụng mặt nạ sữa ong chúa đúng cách ngay tại nhà
- Bật mí 9 cách làm trắng da mặt nhanh và hiệu quả nhất tại nhà