Biến chứng khi độn cằm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Độn cằm – phương pháp làm đẹp tạo cằm Vline đang gây hot trong giới làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, dạo gần đây, hiện tượng gặp biến chứng sau khi độn cằm ngày càng phổ biến được báo chí đưa tin và phản ảnh gây nhiều hoang mang, lo lắng cho chị em. Vậy nguyên nhân gây biến chứng là do đâu và khắc phục như thế nào. Cùng Tấm tìm hiểu nhé!

1. Những phương pháp độn cằm phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp độn cằm phổ biến và được nhiều chị em ưa chuộng đó là độn cằm silicon và tiêm filler độn cằm.

  • Tiêm filler độn cằm

Tiêm filler cằm là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, không động chạm tới giao kéo. Bác sĩ sẽ đưa một lượng filler ( một chất làm đầy sinh học được cấu tạo từ axit hyaluronic, rất giống với chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể chúng ta vì thế mà có thể xem là lành tính, không gây kích ứng khi tiêm vào cơ thể ) đã được xác định trước vào phần cằm cần chỉnh sửa với một tỉ lệ nhất định. Sau đó thực hiện cân chỉnh phần chất độn vừa tiêm vào giúp cằm dài và cân đối hơn với tổng thể gương mặt. 

Tiêm filler cằm mang nhiều đặc điểm vượt trội như: thực hiện nhanh chóng, thời gian tiêm filler cằm chỉ mất 15-30 phút; không đau không sẹo; không cần thời gian nghỉ dưỡng,…

  • Độn cằm silicon

Độn cằm silicon hay còn gọi là độn cằm bằng chất liệu sụn độn nhân tạo là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đã ra đời cách đây khá lâu và được áp dụng rộng rãi. Phương pháp độn cằm bằng silicon được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ từ 1–2 cm ở vùng trước dưới cằm sau đó dùng sụn silicon đã được lựa chọn có kích thước phù hợp nhất đặt vào phía trước xương cằm, kéo dài và tạo ra dáng cằm đẹp, hài hòa cân đối với khuôn mặt. Kết thúc ca phẫu thuật, đảm bảo cho phần sụn không bị di lệch, tránh tình trạng cằm lệch méo sau khi phẫu thuật và mang lại cho bạn dáng cằm đẹp, bền lâu dài.

2. Độn cằm có nguy hiểm không?

Độn cằm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không là mối quan tâm của hầu hết chị em khi quyết định độn cằm. Theo các bác sĩ tại Tấm, độn cằm dù là phương pháp không phẫu thuật hay có phẫu thuật thẩm mỹ thì cũng đều không nguy hiểm nếu đảm bảo được những yếu tố sau đây:

  • Bác sỹ thực hiện có tay nghề giỏi và giàu kinh nghiệm
  • Dụng cụ, trang thiết bị y tế đảm bảo, đầy đủ
  • Chất liệu tiêm hay độn đảm bảo chất lượng, là hàng chính hãng
  • Chăm sóc đúng cách sau khi độn cằm

Không phải tự nhiên mà phương pháp độn cằm làm đẹp lại gây mưa gió trong phái đẹp và trở thành xu hướng làm đẹp trong khoảng thời gian dài như thế, mà bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín để đảm bảo không phải lo lắng về bất cứ mối nguy hại nào nhé!

3. Những biến chứng thường gặp phải khi độn cằm

Trường hợp không may “vớ” được phải một địa chỉ làm đẹp chui, thẩm mỹ viện dỏm, việc gặp phải biến chứng khi độn cằm không phải là quá ngạc nhiên. Những biến chứng mà khách hàng có thể gặp phải như:

  • Tiêm filler bị sưng tấy, dị ứng

Đây là biến chứng thường gặp khi tiêm filler. Dấu hiệu thường dễ nhận biết như vùng da xung quanh cằm bị nổi hạt, mẩn đỏ, bị sưng, ở mức độ nhẹ thì dị ứng. Trường hợp nặng hơn thì có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm, chảy mủ và thậm chí là hoại tử.

  • Tiêm filler cằm bị lệch

Mọi người tìm đến thẩm mỹ độn cằm để chỉnh dáng cằm tạo khuôn mặt cân đối và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, biến chứng xảy ra khiến cằm bị lệch khiến chị em đã tự ti nay càng thêm lo lắng hơn. Đây là trường hợp tiêm filler bị vón cục hoặc do va đập khiến cằm lệch mất cân đối.

  • Tiêm filler vón cục, gây hoại tử

Đây là trường hợp có thể xem là nguy hiểm nhất khi tiêm filler. Chất lượng filler không đảm bảo dẫn tới tình trạng vùng da bị nhiễm trùng và có dấu hiệu đào thải. Nếu không tiến hành tiêm tan filler kịp thời sẽ dẫn tới vùng da bị tổn thương gây hoại tử.

4. Nguyên nhân gây ra biến chứng khi độn cằm và cách khắc phục

  • Chất lượng filler không đảm bảo

Mặc dù filler có chứa acid hyaluronic giống với chất tự nhiên trong cơ thể con người, nó là chất làm đầy nhân tạo nên khi đưa vào cơ thể phải tương thích mới có thể tồn tại lâu dài, an toàn.

Chính vì vậy, nếu sử dụng filler chất lượng kém, sản phẩm không chính hãng, không có kiểm định từ FDA sẽ gây ra biến chứng sức khỏe trong đó có bầm tím nhiễm trùng.

  • Bác sĩ chuyên môn kém, tiêm lệch vị trí

Tiêm filler không gây nhiều tổn thương như phẫu thuật thẩm mỹ nhưng đòi hỏi kĩ thuật thực hiện phải chuẩn xác, độ sâu của mũi tiêm, vị trí tiêm, … mới đem lại kết quả như ý. Do đó, bác sĩ chưa nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kém, chưa có nhiều năm trong nghề thì rất có thể gây ra những tổn thương lớn và xảy ra bầm tím nhiều ngày.

  • Tiêm filler quá liều

Phụ thuộc vào tình trạng khuyết điểm của cằm cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng filler phù hợp cho khách hàng. Đó là lý do khi bạn bị tiêm filler quá liều sẽ gây sưng bầm. Nguyên nhân do filler vượt mức quy định, không phù hợp với khuyết điểm sẽ làm căng tức da hoặc chèn đè lên một số mạch máu ở vùng cằm nên bạn bị sưng không thuyên giảm.

  • Vệ sinh, chăm sóc 

Dù chỉ là 1 điểm chích nhỏ trên cằm nhưng nếu chăm sóc không chu đáo, tiếp xúc bụi bẩn, vi khuẩn, xử lý không làm an toàn sẽ gây nhiễm trùng.

  • Cách khắc phục: Để tránh tình trạng gặp phải biến chứng sau khi độn cằm, khách hàng cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ càng cơ sở làm đẹp. Việc lựa chọn chỉ làm đẹp là vô cùng quan trọng, quyết định đến kết quả thẩm mỹ vì vậy cần “chọn mặt gửi vàng” đúng chỗ. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc theo dõi sau khi độn cằm cũng góp phần tránh khỏi những rủi ro biến chứng không đáng có. Trường hợp không may gặp phải biến chứng khi độn cằm, bạn không nên lo lắng quá làm mất bình tĩnh mà nên liên hệ với cơ sở thẩm mỹ nơi mình thực hiện hoặc tìm đến các thẩm mỹ viện khác uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách giải quyết.

5. Cần lưu ý gì khi độn cằm

Những lưu ý nào khách hàng cần biết khi độn cằm?

Trước khi độn cằm: Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín đảm bảo an toàn; Kiểm tra chất lượng filler cẩn thận

Sau khi độn cằm:

  • Kiêng các loại hải sản, đồ nếp, rau muống,…trong thời gian 1 tuần sau khi tiêm
  • Tránh va đập, tác động mạnh đến vùng cằm trong 1 tuần.
  • Không được để cằm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Không ở những môi trường có nhiệt độ quá cao.
  • Không được trang điểm vùng cằm trong 12 tiếng sau khi tiêm filler.
  • Tránh đeo khẩu trang chặt sít vào cằm.
  • Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định bác sĩ.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Cấp đủ nước cho cơ thể

Nếu bài viết hay, hãy chia sẻ nó cho mọi người cùng tham khảo nhé.Tại Tấm, chúng tôi luôn muốn mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cùng sự trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời đến khách hàng. 

Xem thêm :

  • Tiêm filler cằm – Tổng hợp câu hỏi và giải đáp từ A đến Z
  • Tiêm filler cằm bị bầm tím thì phải làm sao ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *