Công nghệ CAD/CAM là gì? Tại sao là đột phá trong thẩm mỹ răng sứ

Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, rất nhiều phương pháp công nghệ mới ra đời áp dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Trong lĩnh vực nha khoa, đặt biệt không thể không kể đến công nghệ CAD/CAM. Nhiều người thắc mắc công nghệ CAD/CAM là gì và vì sao nó lại được coi là đột phá trong thẩm mỹ răng sứ. Hãy cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết sau đây ngay nào.

1. Công nghệ CAD/CAM trong nha khoa là gì?

CAD/CAM được viết tắt từ computer aided design / computer aided manufacturing, đây là kỹ thuật sản xuất và thiết kế với sự hỗ trợ tư máy tính. Ngay khi vừa ra đời, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quân sự, công nghiệp thiết kế ô tô và đặc biệt trong nha khoa. Hệ thống SIRONA của Đức đã phát triển công nghệ này để giúp bác sỹ và KTV Labo chế tạo, phục hình răng một cách chính xác.

2. CAD/CAM bước đột phá trong thẩm mỹ răng sứ

Được coi là bước đột phá trong nha khoa thẩm mỹ, công nghệ phục hình răng sứ CAD/CAM với sự khác biệt mấu chốt nằm ở kỹ thuật Scan. Với kỹ thuật này, các thông tin về bề mặt răng được điều chỉnh, sự kết nối giữa xương hàm và các vùng khác được truyền tải vào máy tính (nói một cách đơn giản hơn và cụ thể hơn, hình thể của vùng cần lấy dấu sẽ được chuyển vào máy tính nhờ scanner). Scanner có thể lấy dấu quang học trực tiếp trong miệng hoặc scan một mẫu thạch cao của răng. Sau khi Scan, thông số kỹ thuật sẽ được lưu trong máy tính để thiết kế và chế tạo răng.

 Với những thông số được lưu trên, các kỹ thuật viên labo sẽ thiết kế một phục hình răng ảo bằng máy tính thay vì tạo mẫu phục hình sáp cổ điển. Sau đó, họ sẽ chuyển mẫu thiết kế này tới bộ phận sản xuất (manufacturing machine).

Công nghệ CAD/CAM giúp tránh những sai sót trong công đoạn đúc sứ, từ đó cho ra một phục hình thật với sự chính xác tuyệt đối. Từ sự chính xác này tạo lên nhiều sự hoàn hảo khác như: làm giảm khả năng sâu răng nhờ sự khít sát giữa phục hình và cùng răng, giảm khả năng di chuyển răng, giảm sự mắc kẹt thức ăn giữa các kẽ răng gây tụt nướu mất thẩm mỹ, tăng tuổi thọ phục hình. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ ít tốn kém về thời gian và tiền bạc hơn.

Trước khi công nghệ CAD/CAM ra đời, để đạt được một phục hình răng bền chắc mà không dùng đến kim loại là điều không hề dễ dàng. Kỹ thuật này đòi hỏi không chỉ kỹ thuật cao mà còn đòi hỏi vật liệu chất lượng cao. CAD/CAM đã cho ra đời sứ thế hệ mới, đây được coi là giải pháp thẩm mỹ hoàn hảo cả về thẩm mỹ và chất lượng. 

  • CAD là phần được thiết kế trên máy tính; tất cả những ai quen thuộc với IT, đều biết những phần mềm hiện nay có sức mạnh như thế nào.
  •  CAM là máy tính điều khiển “máy khắc” để tạo ra một cách chính xác một bộ phận nào đó từ một khối vật liệu rắn thông qua sử dụng một cánh tay robot.

3. Những hệ thống Cad/cam ứng dụng trong nha khoa

Có thể chia hệ thống CAD/CAM làm 2 loại lớn: thứ nhất là hệ thống phòng nha, thứ hai là hệ thống đặt ở Labo. Một số hệ thống CAD/CAM đặt trong labo có thể kể đến như:DCS President, Procera, CEREC InLab và Lava. Cercon là hệ thống trong labo nhưng không bao gồm phần CAD mà chỉ là CAM.

Chairside CAD/CAM là một hệ thống CAD/CAM. Đây có thể hiểu là một thiết bị để nha sĩ ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM, thiết bị này được đặt ngay cạnh ghế nha khoa. nha sĩ ứng dụng kĩ thuật CAD/CAM. Đây là thiết bị được gắn bên cạnh ghế nha khoa. Với thiết bị này, hầu hết các loại phục hình sứ gồm inlay, o­nlay, mão, veneer đều sẽ được thiết kế và chế tạo ngay bên cạnh ghế nha khoa. Và bệnh nhân có thể ra về với một phục hình hoàn tất  sau một lần hẹn.

Ứng dụng công nghệ CAD/CAM vào nha khoa là một bước tiến vượt bậc của khoa học. Để thực hiện làm răng sứ bằng công nghệ hiện đại này bạn hãy đến Tấm Dentist. Chúng tôi tự tin mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cùng sự trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời đến khách hàng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn có thể gọi đến hotline 096 608 06 38 để đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và nhận ưu đãi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *