Mũi gãy là gì? Cách khắc phục mũi gãy hiệu quả nhất

Được xem là điểm độc đáo tạo nên ấn tượng cho khuôn mặt, nhưng mũi gãy khiến chị em mất tự tin khi gặp người đối diện. Vậy mũi gãy là gì? Mũi gãy có ảnh hưởng sức khoẻ không? Hãy cùng Tấm tìm hiểu qua bài viết này các bạn nhé.

1. Mũi gãy là gì? Mũi gãy trong quan niệm tướng số

Nhiều khách hàng thường băn khoăn: Mũi gãy là gì? Mũi gãy, hiểu một cách đơn giản nhất, là mũi có sống bị cong, vẹo sang một bên, hoặc biến thể hình chữ S cong gồ lên. Các bác sĩ nhận thấy hình dáng mũi bị gãy khúc từ hốc mắt tới đầu mũi, gây mất thẩm mỹ, quan sát rất rõ ở góc mặt nghiêng 90 độ.

Đa phần những người không may sở hữu dáng mũi bị gãy thuộc một trong những loại sau:

  • Sống mũi gãy khúc: xương sống mũi có một điểm bị gãy và nhô cao lên
  • Mũi gãy, dập lõm: phần xương mũi gập vào trong
  • Mũi bị gãy ngang: xương sống mũi từ điểm gãy lệch hẳn sang một bên

Đánh giá trên phương diện nhân tướng học, những người mũi gãy bẩm sinh thể hiện những đặc điểm tính cách, vận mệnh tương lai và con đường tình duyên nhất định.

Nam giới bị gãy sống mũi

Nam giới bị gãy xương mũi thể hiện tính cách ích kỉ, chỉ nghĩ tới lợi ích bản thân mà bất chấp ảnh hưởng tới người khác. Tự phụ, ghen ghét với những người xung quanh nên họ thường không có nhiều bạn bè. Theo quan niệm tướng số, mũi là ” thiên trụ” bị gãy khúc thì chắc chắn sự nghiệp sẽ bị cản trở, khó khăn trùng trùng. Công việc thường xuyên gặp thất bại, bất lợi. Hậu vận sau này không được tốt đẹp. Với hôn nhân cũng không được hòa hợp. Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, lục đục. Nếu không biết kiềm chế và thấu hiểu thì rất dễ dẫn tới chia tay.

Mũi gãy đoạn ở nữ giới

Nữ giới sở hữu mũi gãy thường là người sống nội tâm, luôn khép mình nên trong cuộc sống không có nhiều bạn bè hay các mối quan hệ. Một phần vì tự ti về diện mạo mũi gãy mà họ ngại giao tiếp với người xung quanh. Trong công việc cũng thường bị cô lập, không được giúp đỡ nên để thành công một việc thường rất vất vả. Tuy cố gắng nhưng cuối cùng kết quả nhận được không như mong muốn, cuối đời còn phải long đong về tài chính. Con đường tình duyên không thuận lợi. Hơn nữa, những người nữ giới mũi gãy tướng số vận hạn về sức khỏe, hay đau ốm, tuổi thọ không cao.

2. Nguyên nhân khiến mũi gãy

Xét chi tiết, hiện tượng mũi gãy là tình trạng lệch vách ngăn mũi khiến sống mũi cũng bị cong vẹo theo. Cũng theo các chuyên gia thẩm mỹ, nguyên nhân gây ra tình trạng mũi gãy thường bắt nguồn do bẩm sinh, do tai nạn thương tích.

Trong đó bẩm sinh là nguyên do chính. Trong quá trình mang bầu, thai nhi gặp các vấn đề sức khỏe bất thường thiếu hụt hoặc đứt gãy khi hình thành xương sống mũi. Tuy nhiên, khuyết điểm mũi gấp khúc, đứt đoạn không di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Xương mũi cũng như bất kì cấu trúc xương vùng nào trên cơ thể khi chịu lực tác động quá mạnh cũng có thể gây ra gãy, đứt đoạn. Và khác biệt với vùng mô mềm, xương sống mũi bị gãy do tai nạn, va đập mạnh thường rất khó hồi phục như ban đầu.

Bên cạnh đó, lí do mũi gãy do phẫu thuật nâng mũi bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này. Tuy không chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng cũng là khuyến cáo dành cho mọi người. Nâng mũi tại các cơ sở trái phép, giá rẻ nguy cơ rất cao sẽ khiến sống mũi bị biến dạng, cong vẹo, mất cân đối.

3. Mũi gãy có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhìn chung, mũi gãy không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến cho người bệnh cảm giác thiếu tự tin, e dè khi tiếp xúc với mọi người chung quanh. Đặc biệt, mũi gãy gây ảnh hưởng sức khoẻ tương đối trầm trọng.

Sau băn khoăn về tình trạng mũi gãy, đại đa số khách hàng thường băn khoăn vấn đề mũi gãy có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Mũi gãy không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều tác động không tốt đến sức khoẻ của quý khách hàng. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, các bệnh nhân có mũi gãy sở hữu gương mặt với sống mũi không được thẳng, gồ ghề, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, những người bị mũi gãy sẽ có nguy cơ dễ mắc các bệnh về xoang mũi hơn người bình thường với tỉ lệ là 32%. Theo các thống kê y khoa thì các chứng bệnh như ngạt mũi, khó thở, niêm dịch chảy nhiều, dễ bị chảy máu cam, ngủ ngáy hoặc suy giảm khứu giác sẽ trở nên phổ biến hơn khi bạn bị mũi gãy.

4. Cách khắc phục mũi gãy hiệu quả nhất:

a. Nâng mũi bằng sụn tai

Trong thời gian gần đây, phương pháp nâng mũi bằng sụn tai ngày càng phổ biến. Hầu hết các công nghệ chỉnh hình mũi bằng
sụn tự thân đều có sự góp mặt của sụn vành tai này. 

Sụn tai là một tổ chức mô cứng được hình từ nguyên bào sụn và chất nền ngoại bào ở tai. Chức năng của phần sụn này chủ yếu là tạo hình tai sao cho dễ dàng thu nhận âm thanh tốt nhất để phục chức năng nghe. Tuy nhiên, do sự tiến hóa của cơ thể người, nhiều phần sụn tai không có sản sinh nhưng không đóng góp nhiều vào chức năng tạo hình vành tai. Phần sụn này nếu được lấy ra cũng sẽ không ảnh hưởng đến chức năng nghe hay sức khỏe của người thực hiện.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu y khoa đã thử nghiệm nhiều phần trong cơ thể để tìm ra một giải pháp cho những trường hợp mũi thấp, tẹt, đặc biệt là mũi gãy cực kì hiệu quả mang lại dáng mũi mượt mà, tự nhiên sau chỉnh hình.

b. Mài gồ xương mũi

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu y khoa đã thử nghiệm nhiều phần trong cơ thể để tìm ra một giải pháp mang lại dáng mũi mượt mà, tự nhiên sau chỉnh hình.

Để khắc phục tình trạng mũi gồ hoặc nứt gãy, cách tốt nhất chính là tiến hành phẫu thuật với biện pháp sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dùng để mài xương gồ hoặc mài phần xương đoạn bị nhô gồ lên của sống mũi, chỉnh hình lại cho dáng mũi trở nên thẳng, hài hòa với khuôn mặt.

Đặc biệt phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm như tạo dáng mũi thẳng, thanh thoát, hài hòa với khuôn mặt, thực hiện đơn giản, không đau, không hề để lộ sẹo, toàn bộ quá trình tiến hành cũng diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian.

Xem thêm :

  • Nâng mũi sụn tự thân giữ được bao lâu?
  • Nâng mũi sụn tự thân là gì? Có ưu điểm gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *