Nâng mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi tiên tiến, giúp khắc phục khuyết điểm của mũi, cải thiện dáng mũi trở nên đẹp tự nhiên, gây ấn tượng với người đối diện. Trong nâng mũi bọc sụn có hai loại sụn phổ biến thường được sử dụng là sụn Megaderm và sụn tự thân. Vậy loại sụn nào phù hợp với bạn hơn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Tấm nhé!
1. Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn là phương pháp cải thiện dáng mũi bằng cách sử dụng chất liệu độn ở phần sống mũi để nâng cao sống mũi và sử dụng sụn bọc vùng đầu mũi, giúp bao bọc và bảo vệ vùng đầu mũi khỏi các biến chứng như: bóng đỏ, tụt sóng, lộ sóng mũi,…, tạo hình cho chóp mũi, định hình dáng mũi đẹp tự nhiên.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn đặc biệt phù hợp với những người có sống mũi thấp, mũi hếch, đầu mũi mũi bị ngắn, tẹt, da đầu mũi mỏng, dễ dẫn đến bị bóng đỏ đầu mũi sau nâng.
Hiện nay, khi tham khảo về phương pháp nâng mũi bọc sụn, khách hàng thường phân vân không biết nên lựa chọn sụn Megaderm hay sụn tự thân thì phù hợp hơn. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất thì các bạn hãy theo dõi những thông tin Tấm cung cấp ngay dưới đây nhé!
2. Thông tin cần biết về sụn Megaderm và sụn tự thân
2.1. Sụn Megaderm
Megaderm là một chất liệu đặc biệt, chiết xuất từ tế bào biểu bì của con người, sau đó được xử lý bằng công nghệ AlloClean. Nó là dạng vô bào nhân tạo, được bào chế như một thành phần da của cơ thể,
Chính vì vậy, sụn Megaderm có thể nói là rất an toàn và thân thiện với cơ địa khách hàng, khi đưa vào cơ thể sẽ không bị đào thải do phản ứng miễn dịch tự nhiên, đồng thời là mô đệm tốt nhất cho da. Công nghệ này giúp loại bỏ các mảnh tế bào vỡ, kháng nguyên và virus tiềm ẩn, đồng thời duy trì cấu trúc collagen vốn có trong sụn.
Trong phương pháp nâng mũi bọc sụn, Megaderm được sử dụng như một “tấm đệm” đặt giữa sụn nhân tạo và đầu mũi. Nó có tác dụng bao bọc, bảo vệ và ngăn ngừa mũi khỏi tình trạng biến chứng (bóng đỏ, lộ sóng,…). Ngoài ra, việc ứng dụng Megaderm còn mang lại dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên.
2.2. Sụn tự thân
Sụn tự thân cũng có khả năng tương thích gần như tuyệt đối với cơ địa người nâng mũi. Tuy nhiên, khác với sụn Megaderm, sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của khách hàng. Có 4 loại sụn tự thân thường được sử dụng phổ biến trong nâng mũi bọc sụn:
- Sụn sườn:
Sụn sườn sẽ được bác sĩ tách ra từ đoạn cuối của xương sườn số 6 hoặc số 7. Nguyên nhân do đây là vị trí mà quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh chóng nhất, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
Đặc điểm: sụn sườn khá cứng, thẳng, chắc chắn nên nó là chất liệu lý tưởng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi.
- Sụn vành tai:
Sụn vành tai sẽ được bác sĩ dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng lấy ra một lượng khoảng từ 1 đến 2 cm thông qua đường rạch nhỏ ở phía sau tai. Bạn sẽ không phải lo lắng về chức năng hay hình dáng tai sau khi lấy sụn, bởi vết mổ nhỏ, sụn được lấy ra một lượng phù hợp và vẫn đảm bảo an toàn.
Đặc điểm: Sụn vành tai ở vị trí tai dễ bóc tách, có độ mịn và cong dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi mềm mại tự nhiên. Tuy nhiên, loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian và có độ co rút, tiêu hao nhất định.
- Sụn vách ngăn:
Sụn vách ngăn nằm ở trong khoang mũi, là sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi giúp tạo hình vùng đầu mũi đẹp tự nhiên hơn.
Đặc điểm: So với các loại sụn khác, sụn vách ngăn có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh. Sụn vách ngăn còn mang đặc điểm thẳng và mềm dẻo, tạo độ mềm và dẻo dai cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi.
- Sụn cân cơ thái dương:
Sụn cân cơ thái dương là lớp tế bào mỏng màu trắng, rất dai bọc ở quanh các lớp cơ dưới da ở khu vực thái dương. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ ở vùng thái dương và lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng.
Đặc điểm: Sụn cân cơ thái dương rất mềm và thẳng nên đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi. Ngoài ra loại sụn này còn ít bị co rút, đảm bảo duy trì dáng mũi lâu dài.
3. Nên nâng mũi bọc sụn bằng sụn Megaderm hay sụn tự thân?
Cả hai loại sụn: sụn Megaderm và sụn tự thân đều có những ưu điểm vượt trội, đặc biệt là khả năng tương thích với cơ thể vô cùng cao, cho dáng mũi đẹp tự nhiên, không tì vết.
Tuy nhiên, so với phương pháp nâng mũi bọc sụn bằng sụn Megaderm, sụn tự thân có vẻ “lép vế” ở số lượng ca phẫu thuật cần thực hiện và các thủ tục kèm theo.
Cụ thể hơn, khi nâng mũi bọc sụn bằng sụn tự thân, ngoài phẫu thuật chính ở vùng mũi thì khách hàng sẽ trải qua thêm một ca phẫu thuật lấy sụn tự thân ở các vị trí tương ứng. Chính vì vậy, thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn, tốn nhiều chi phí và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận hơn sau phẫu thuật và mất nhiều thời gian hơn để hoàn toàn hồi phục.
Như vậy, có thể nói nâng mũi bọc sụn Megaderm là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho những ai muốn nâng mũi bọc sụn nhưng lại ngại lấy sụn tự thân từ chính cơ thể của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi nâng mũi bọc sụn bằng sụn Megaderm, nếu sụn không chính hãng, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì rất có thể sẽ để lại nhiều biến chứng, nhiều hậu quả khôn lường cho người nâng mũi.
Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ càng và tham khảo thêm lời khuyên từ phía bác sĩ uy tín để có thể lựa chọn ra loại sụn phù hợp với mình nhất.
4. Lưu ý cần biết khi nâng mũi bọc sụn
Để ca nâng mũi bọc sụn diễn ra thật thành công, mang lại kết quả ưng ý, mỹ mãn thì bạn cần lưu ý 3 điều sau:
Tiến hành kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện:
Việc kiểm tra sức khỏe sẽ là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ ổn định và đáp ứng các tiêu chí để tiến hành phẫu thuật nâng mũi hay không, đồng thời dự phòng trước những rủi ro có thể xảy ra và lường trước cách giải quyết.
Lựa chọn địa chỉ an toàn và uy tín để thực hiện:
Nâng mũi bọc sụn nếu thực hiện không đảm bảo kỹ thuật, bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm để xử lý các khâu phẫu thuật thì sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc, nhất là với nâng mũi bọc sụn bằng sụn tự thân, khách hàng cần thực hiện phẫu thuật nhiều hơn một vị trí. Còn với sụn Megaderm, nếu địa chỉ thẩm mỹ sử dụng sụn không rõ nguồn gốc xuất xứ thì khó lòng tưởng tượng hậu quả sẽ nghiêm trọng nhường nào.
Kiêng khem, chăm sóc đúng cách sau khi thực hiện:
Sau khi phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, việc chăm sóc, kiêng khem đúng chuẩn khoa học sẽ quyết định tới hiệu quả phẫu thuật và mức độ hồi phục của bạn. Chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc, những hoạt động cần tránh, những thực phẩm nên kiêng khem để hạn chế mưng mủ hay để lại sẹo xấu, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để phục hồi nhanh chóng.
5. Địa chỉ nâng mũi bọc sụn an toàn và uy tín
Thẩm mỹ viện Tấm – với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động, lọt top 10 địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc khi bạn muốn thực hiện nâng mũi bọc sụn nói riêng, thực hiện các phương pháp thẩm mỹ khác nói chung, bởi Tấm đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiều năm làm việc tại các bệnh viện ở cả trong và ngoài nước.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình, chuyên nghiệp.
- Có chế độ bảo hành hậu mãi tốt nhất cho khách hàng.
- Đã thực hiện nhiều ca nâng mũi, sửa mũi thành công và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
Nếu có điều kiện, khách hàng có thể đến trực tiếp cơ sở của Thẩm mỹ viện Tấm để tận mắt kiểm chứng, đánh giá và trải nghiệm dịch vụ thẩm mỹ của chúng tôi – chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!
Thẩm mỹ viện Tấm – Đồng hành cùng quý khách trên con đường tìm kiếm phiên bản tốt nhất của bản thân.
Xem thêm:
- 10 người hết 8 người chọn nâng mũi bọc sụn là do đâu?
- Tổng hợp các loại sụn nâng mũi phổ biến thường dùng