Nâng mũi cấu trúc bao lâu có thể vặn lắc bình thường?

Nếu bạn đang mong muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi giúp cải thiện dáng mũi của mình thì chắc hẳn không thể nào bỏ qua được phương pháp nâng mũi cấu trúc. Tuy nhiên, nhiều người không may phải phẫu thuật tháo sống mũi. Vậy, việc rút sống mũi sẽ được tiến hành như thế nào, quy trình ra sao cách chăm sóc như thế nào để an toàn và nhanh hồi phục. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Nâng mũi cấu trúc là gì?

Nâng mũi cấu trúc là hình thức tái cấu trúc lại toàn bộ trụ mũi, khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm từ sống mũi, cánh mũi, đầu mũi. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo là sụn sinh học định hình có tính chất mềm dẻo để cải thiện những nhược điểm trên sóng mũi của bạn. Phần sụn này sẽ chiếm 2/3 tổng chiều dài chiếc mũi và 1/3 phần mũi còn lại là phần đầu mũi, bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân (có thể là sụn tai) để bọc bảo vệ, tránh cho sụn nhân tạo tiếp xúc với da đầu mũi, hạn chế những biến chứng lộ sóng, bóng đỏ thường xảy ra ở các phương pháp nâng mũi truyền thống. Phương pháp này dành cho những trường hợp mũi quá nhiều khuyết điểm hoặc mũi hỏng do phẫu thuật thất bại.

Với nâng mũi cấu trúc, mũi sẽ được khắc phục hầu hết các khuyết điểm như:

  • Trụ mũi thấp, tù
  • Sống mũi thấp hoặc gồ
  • Đầu mũi thô, to
  • Lỗ mũi hếch rộng

Phương pháp nâng mũi cấu trúc sẽ phù hợp với những người:

  • Người có trụ mũi có khuyết điểm như: xương mũi gồ, khằm, lệch sống.
  • Người phẫu thuật mũi hỏng những lần trước muốn cấu trúc lại toàn bộ mũi
  • Người có dáng mũi thấp bẩm sinh, đầu mũi ngắn, tẹt, cánh mũi bè, lỗ mũi to.

2. Ưu và nhược điểm của nâng mũi cấu trúc

ƯU ĐIỂM

  • Độ an toàn cao, không gây biến chứng: Ưu điểm nổi trội nhất của phương pháp nâng mũi cấu trúc đó chính là sự tương thích cao với cơ thể. Toàn bộ sụn sinh học được sử dụng đã được FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn. Ngoài ra phần sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của khách hàng sử dụng dịch vụ khi được đưa vào khoang mũi sẽ hoàn toàn tương thích và không xảy ra bất kì một hiện tượng đào thải nào. Do đó, phương pháp này phù hợp với rất nhiều khách hàng với cơ địa cũng như tình trạng mũi khác nhau.
  • Thách thức mọi tình trạng mũi xấu: Không những thế phương pháp nâng mũi cấu trúc còn là giải pháp cho phép bác sĩ có thể can thiệp sâu vào toàn bộ cấu trúc mũi. Từ đó có thể chỉnh sửa được tất cả khuyết điểm từ sóng mũi, đầu mũi và cánh mũi. Vì thế, phương pháp này có thể giải quyết được tất cả những vấn đề về mũi như: Mũi xấu bẩm sinh: mũi hếch, mũi thấp tẹt, mũi to, bè,… Bên cạnh khả năng tái cấu trúc, nó có thể mang đến cho khách hàng đã thực hiện nâng mũi trước đó nhưng không thành công hoặc khách hàng không may gặp phải tai nạn ảnh hưởng đến cấu trúc mũi một chiếc mũi đẹp như ban đầu.
  • Dáng mũi duy trì lâu dài: Sử dụng lượng lớn sụn tự thân nên sẽ có độ tương thích cao với cơ thể, từ đó giúp mũi duy trì được thời gian lâu hơn những phương pháp nâng mũi thông thường.

NHƯỢC ĐIỂM

  • Mất nhiều thời gian hơn: Vì sử dụng sụn tự thân nên ngoại trừ phần mũi được phẫu thuật thì những vị trí khác như vành tai, sườn cũng có thể sẽ được phẫu thuật để lấy sụn. Chính vì thế nên cần phải chăm sóc nhiều vị trí hơn cũng như mất nhiều thời gian hơn
  • Kỹ thuật phức tạp: phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên tìm một nơi uy tín, bác sĩ có chất lượng tốt, giàu kinh nghiệm trong nghề.

3. Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì lành? Bao lâu có thể vặn lắc bình thường?

Theo kinh nghiệm của Thẩm mỹ viện Thẩm mỹ viện Tấm, thời gian hồi phục của dáng mũi tầm 1-3 tháng và mất khoảng 6 tháng để mũi có thể ổn định hoàn toàn (tùy thuộc và cơ địa của mỗi người). Trong quá trình thực hiện nâng mũi cấu trúc, vùng phẫu thuật sẽ được chiếu tí Plasma lạnh vào nhằm giúp vết thương nhanh chóng thúc đẩy quá trình hồi phục và không để lại sẹo xấu.

Tuy nhiên, khách hàng cũng không được chủ quan, cần nghe theo chỉ định của bác sĩ và có biện pháp sinh hoạt và vệ sinh nhẹ nhàng vùng mũi của mình, chỉ cần tránh những tác động mạnh lên chiếc mũi và phải thực hiện những kiêng cữ khắt khe trong một tháng đầu sau khi thực hiện nâng mũi cấu trúc.

Nên thực hiện một số điều sau đây để nhanh chóng lành vết thương

  • Không tự ý chạm tay hay tác động mạnh vào vùng mũi khi chưa lành thương
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và bông tăm 2 lần/ngày
  • Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây sưng viêm (thịt bò, xôi nếp, hải sản) trong thời gian mũi chưa lành thương
  • Không tự ý tháo chỉ mũi hay băng gạc ở vùng mũi
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

4. Chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi

Cũng giống như những cuộc phẫu thuật khác, sau khi thực hiện nâng mũi cấu trúc bạn cần thiết kế cho mình một chế độ chăm sóc mũi thật khoa học, để mũi sau nâng đạt được kết quả tối đa. Cần loại bỏ các loại thức ăn gây sẹo lồi, gây thâm vết thương: Rau muống, thịt gà, trứng và thịt bò. Thực phẩm gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành: hải sản và nếp. Chất kích thích, thực phẩm lên men: không nên ăn những thức ăn nhiều gia vị, chua, cay, nóng hoặc các nước uống có gas, cà phê,..

Ngoài ra, phải kiêng một số hành động để tránh va chạm đến dáng mũi:

  • Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.
  • Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
  • Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.
  • Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần.
  • Không đeo kính, tập thể dục trong 1 tháng sau phẫu thuật
  • Hạn chế trang điểm cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
  • Nằm ngủ thẳng, không nên nằm nghiêng vì có thể ảnh hưởng đến dáng mũi và gây tổn thương.

Xem thêm:

  • Nâng mũi cấu trúc sụn sườn và những lưu ý cần biết
  • Nâng mũi cấu trúc sau 1 tháng đã đẹp chưa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *