Nâng mũi – Tổng hợp câu hỏi và giải đáp từ A đến Z

Để cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nâng mũi, Tấm đã tổng hợp lại 10 câu hỏi thường gặp nhất khi nâng mũi kèm theo lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nào!

1. Hiện nay đang có những phương pháp nâng mũi không phẫu thuật nào?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp nâng mũi không phẫu thuật, nhưng về cơ bản thì dưới đây là 3 phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhất tại các cơ sở thẩm mỹ:

Nâng mũi bằng tiêm mỡ tự thân: các bác sĩ sẽ sử dụng mỡ thừa được lấy từ chính cơ thể của bạn, có thể là mỡ ở vùng bụng, đùi, bắp tay,… Mỡ sau khi lấy ra sẽ được xử lý qua nhiều bước trước khi đưa vào cơ thể thông qua kim tiêm chuyên dụng với mũi tiêm siêu nhỏ để cấy mỡ vào vào rãnh khuyết, vùng lõm của mũi, tạo dáng mũi cao tự nhiên nhất, mềm mại, cân đối với khuôn mặt.

Tiêm filler mũi: bác sĩ sẽ thoa cồn lên vùng đầu mũi làm sạch, vô khuẩn, sau đó tiến hành gây tê cục bộ vùng mũi cho khách hàng. Tiếp theo, thông qua 1 điểm trên mũi, bác sĩ sẽ tiêm filler vào và nắn chỉnh cho cân đối. Sau khi tiến hành tiêm vào vùng mũi chỉ khoảng 10-20 phút, bạn sẽ sở hữu dáng mũi lột xác ngay lập tức. 

Nâng mũi bằng chỉ: các bác sĩ sẽ gắn chỉ trong phần mũi kim tương tự như ống kim tiêm, sau đó đưa nó vào sâu dưới da qua vùng đầu mũi, khi mũi đạt đến độ cao nhất định sẽ dừng lại. Sau khi được cấy vào trong mũi, chúng sẽ giúp liên kết các tế bào, nâng cơ nông nhằm kéo cao sống mũi và tạo độ cao cho mũi của bạn.

2. Các phương pháp phẫu thuật nâng mũi được ưa chuộng nhất?

Trong số những phương pháp phẫu thuật nâng mũi đang được áp dụng tại các cơ sở thẩm mỹ hiện nay thì 3 phương pháp sau đang được nhiều người sử dụng nhất:

Nâng mũi surgiform: là phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sinh học surgiform chuẩn FDA Hoa Kỳ, có độ tương thích cao với cơ thể. Sụn này có độ dẻo cao giúp dễ dàng uốn cong và cắt gọt để tạo hình, cấu tạo đặc biệt cho phép các mạch máu lưu thông, mô bám dính bền chặt. Phương pháp này sẽ thay đổi hình dáng mũi trở nên đẹp, thon gọn một cách tự nhiên.

Nâng mũi bọc sụn: là một kỹ thuật đặc biệt, sử dụng sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân để nâng cao sống mũi, đồng thời bọc đầu mũi, tạo hình chóp mũi, định hình dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên. Phương pháp này không ảnh hưởng đến cơ địa, thể chất của người làm mũi, không gây biến chứng, cho dáng mũi đẹp và có khả năng duy trì lâu dài.

Nâng mũi cấu trúc: bác sĩ sẽ can thiệp vào nhiều vị trí mũi, nhằm tái lập cấu trúc mũi toàn diện. Bên cạnh phẫu thuật nâng mũi, khi áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc, các bác sĩ thường sẽ thực hiện một số tiểu phẫu đi kèm như: thu gọn đầu mũi, cắt cánh mũi, mài sóng mũi,… để loại bỏ hoàn toàn khuyết điểm trên mũi của khách hàng, giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên, đúng chuẩn.

3. Nâng mũi có đau không? Có để lại sẹo không?

Phẫu thuật nâng mũi chắc chắn có bị đau. Sẽ có 2 giai đoạn mà bạn gặp phải cơn đau khi đi nâng mũi:

Giai đoạn phẫu thuật: cơn đau xuất hiện khi mũi kim chứa thuốc tê được đưa vào da. Còn trong quá trình phẫu thuật thì cảm giác đau đớn hay khó chịu hầu như sẽ không xuất hiện vì đã được “vô hiệu hóa” bằng thuốc tê, thuốc gây mê hoặc các biện pháp giảm đau khác. 

Giai đoạn hậu phẫu: cảm giác hơi đau, “ê ê” và “rưng rức” ở mũi, hoặc có thể cả gò má, quanh mũi, quanh mắt sẽ xuất hiện sau khoảng 6-8 giờ vì lúc này các biện pháp gây tê, gây mê đã hết tác dụng. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ nhanh chóng được xoa dịu khi bạn sử dụng thuốc giảm đau mà bác sĩ kê đơn. Trong những ngày đầu tiên sau nâng mũi, bạn sẽ có thể sẽ cảm thấy chút khó chịu nhưng chỉ kéo dài khoảng từ 4-5 ngày, sau đó sẽ được cải thiện dần.

Còn về việc nâng mũi có để lại sẹo không thì Tấm xin khẳng định rằng: sau nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sẽ không để lại sẹo xấu nếu như quá trình thực hiện được tiến hành bởi bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và hậu phẫu có sự chăm sóc, kiêng khem và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để mũi nhanh hồi phục, lên form đẹp, chắc chắn và mềm mại, tự nhiên nhất.

4. Nâng mũi giá bao nhiêu?

Nâng mũi giá bao nhiêu không thể xác định được cụ thể mà cần tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Dáng mũi và mong muốn sửa của bạn hiện tại.

Nếu mũi của bạn tồn tại nhiều khuyết điểm, đồng thời bạn muốn sửa chữa hết tất cả những khuyết điểm đó thì sẽ áp dụng phương pháp nâng mũi tiên tiến hơn, kéo theo tổng chi phí nâng mũi cấu trúc sẽ cao hơn và ngược lại.

Độ uy tín của cơ sở thẩm mỹ.

Khi bạn thực hiện nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, môi trường phẫu thuật thuận lợi, sụn đảm bảo chất lượng, được tiến hành phẫu thuật bởi bác sĩ thẩm mỹ tay nghề cao theo quy trình tiêu chuẩn sẽ có giá cao hơn so với những nơi chỉ có kỹ thuật viên, giá cả tỉ lệ thuận với chất lượng và độ an toàn của chính bạn sau này.

5. Nâng mũi có giữ được vĩnh viễn không?

Để trả lời cho câu hỏi có giữ được vĩnh viễn hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố chi phối, có thể kể đến như:

  • Chất liệu sụn: nếu chất liệu sụn sử dụng trong quá trình nâng mũi là hàng thật chính hãng, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, được bảo quản cẩn thận thì sẽ góp phần tạo nên một ca nâng mũi thành công mỹ mãn, có thể duy trì lâu dài.
  • Tay nghề của bác sĩ: một bác sĩ thẩm mỹ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ biết cách xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh, có sự khéo léo, tỉ mỉ hơn trong việc “cân đo đong đếm” lượng sụn phù hợp, đặt chính xác vị trí sụn để cho ra một dáng mũi hoàn hảo và duy trì được lâu dài.
  • Cách chăm sóc hậu phẫu: khách hàng cần đặc biệt lưu ý, thậm chí thuộc lòng các cách chăm sóc và lưu ý những điều cần tránh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cơ địa của khách hàng: trong nhiều trường hợp, nếu cơ địa thích nghi hoàn toàn và đáp ứng được 3 yếu tố trên thì việc giữ dáng mũi được vĩnh viễn là hoàn toàn có thể.

6. Bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không?

Việc tác động, kích thích đến mũi trong quá trình nâng mũi sẽ không làm ảnh hưởng đến bệnh xoang mũi hay viêm mũi dị ứng mà sẽ chỉ giúp thay đổi hình dáng mũi trở nên đẹp hơn.

Đặc biệt, nếu trường hợp khách hàng nâng mũi có đầu mũi hếch, ống mũi quá lộ sau khi nâng mũi có thể cải thiện tình trạng viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Bởi nếu trước đây, do cấu trúc mũi khiến không khí bẩn, khói bụi, chất độc hại từ bên ngoài dễ xâm nhập vào mũi, kích thích gây niêm mạc ống mũi, xoang mũi khiến trình trạng viêm xoang, viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn thì sau khi nâng mũi, đầu mũi sẽ kín hơn, do đó giảm thiểu các tác nhân trên và giúp cải thiện tình trạng viêm.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng vẫn hoàn toàn có thể thực hiện nâng mũi, tuy nhiên cần lưu ý thêm một số điều để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Sau nâng mũi bao lâu thì hết sưng?

Về cơ bản, từ ngày thứ 3-7 sau nâng mũi, tình trạng sưng đã giảm đi khoảng 60-70%.

Từ ngày thứ 7-15: nếu mọi yếu tố khác thuận lợi thì mũi của khách hàng sẽ hết sưng.

Sau khoảng 1 tháng, mũi hoàn toàn hết sưng và ổn định, lên form dáng đẹp mềm mại tự nhiên. 

Như vậy, sau ít nhất là 1 tháng kể từ khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thì chiếc mũi của bạn sẽ mang một diện mạo hoàn toàn mới, đẹp thanh thoát, mềm mại, tự nhiên.

Tuy nhiên thời gian sưng trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như:

  • Kỹ thuật thực hiện.
  • Mức độ can thiệp nhiều hay ít, có gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận hay không. 
  • Cơ địa khách hàng: mỗi người sẽ sở hữu một cơ địa khác nhau, vì thế thời gian lành thương sẽ không thể giống nhau. 
  • Cách chăm sóc, kiêng khem hậu phẫu.

8. Chăm sóc, kiêng khem như thế nào sau nâng mũi?

Sau đây là một số cách chăm sóc, kiêng cữ mà các bác sĩ của Tấm đã tổng hợp lại:

Vệ sinh mũi:

Rửa tay sạch sẽ và dùng bông tẩy trang hoặc bông y tế thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng để làm sạch cho vết mổ.

Tư thế, vận động:

  • Vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.
  • Tránh các hoạt động mạnh như bơi lội, chạy bộ, tránh va chạm vào vùng mũi.
  • Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng mũi vì có thể gây chảy máu, tụ máu khi sóng mũi chưa ổn định.
  • Ngủ ở tư thế nằm ngửa để mũi lên form chắc chắn. Đặc biệt tránh nằm sấp, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dáng mũi.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ ăn hợp lý.
  • Kiêng sử dụng các thức ăn ảnh hưởng đến vết thương như: đồ nếp, rau muống, thịt bò, hải sản, chất kích thích trong khoảng 1 tháng đầu sau phẫu thuật.

Lưu ý khác:

  • Ngoài thời gian khử trùng bằng nước muối sinh lý thì thời gian còn lại luôn phải chú ý giữ vết phẫu thuật được khô ráo.
  • Che chắn mũi thật cẩn thận khi đi ra nắng hay khi ở trong môi trường có nhiều chất không tốt cho mũi như bụi bẩn, chất kích thích,…
  • Không đi xông hơi trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
  • Tuân theo chế độ chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn. 

9. Nâng mũi có biến chứng gì không?

Nâng mũi hoàn toàn có thể gặp phải biến chứng nếu như:

  • Bác sĩ thực hiện không đủ chuyên môn, kinh nghiệm, khâu tiến hành không đảm bảo.
  • Chất liệu sụn không đảm bảo, không chính hãng hoặc bảo quản kém, mất vệ sinh.
  • Dụng cụ dùng trong phẫu thuật không được vô trùng sạch sẽ.
  • Cơ địa không thích ứng với chất liệu độn.
  • Thói quen chăm sóc, kiêng khem không đúng cách.

Những biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi:

  • Mũi bị biến dạng: lệch vẹo.
  • Mũi bị bóng đỏ, lộ sống.
  • Mũi bị co rút, bao xơ.
  • Mũi bị nhiễm trùng.
  • Mũi bị hoại tử.

10. Nâng mũi hỏng có sửa được không?

Nâng mũi hỏng có thể sửa được, giúp bạn lấy lại dáng vẻ tự tin với chiếc mũi ưa nhìn. Tuy nhiên vì sửa mũi hỏng sẽ phải tác động đến vùng mũi lần thứ hai, nên chúng ta cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo những lưu ý sau đây:

  • Nếu đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy mũi hỏng thì cần
    đến gặp trực tiếp bác sĩ để tiến hành thăm khám và nhận được lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chọn phương pháp sửa mũi phù hợp nhất với hiện trạng của cơ thể.
  • Chọn chất liệu sửa mũi chất lượng, an toàn, chính hãng và có độ tương thích với cơ thể cao hơn.
  • Chọn bác sĩ có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng và đáng tin cậy.
  • Sau khi sửa mũi hỏng, tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo chế độ chăm sóc, kiêng khem hợp lý, nhằm nói không với mũi hỏng lần thứ hai.

Hi vọng qua những chia sẻ ở trên của Tấm, bạn có thể phần nào giải đáp được thắc mắc của mình về quá trình nâng mũi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *