So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn hiện đang là hai phương pháp nâng mũi đang được ưa chuộng hàng đầu bởi các tín đồ làm đẹp. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, và thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Nếu chọn nhầm phương pháp nâng mũi không phù hợp, khách hàng có thể sẽ phải lãnh nhiều hậu quả khôn lường. Vậy hai phương pháp nâng này giống và khác nhau chỗ nào? Bạn phù hợp với phương pháp nâng mũi nào hơn? Sau nâng mũi có cần chăm sóc, kiêng khem gì không? Hãy khám phá qua bài viết này của Tấm nhé!

1. So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn

Trước hết, để có cái nhìn tổng quan về hai phương pháp này, Tấm sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng trên 3 phương diện mà hầu như tất cả khách hàng đều quan tâm khi cân nhắc lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Đó là: đối tượng áp dụng, ưu điểm vượt trội và nhược điểm tồn đọng của mỗi phương pháp.

1.1. Đối tượng áp dụng

  • Giống nhau: cả hai phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng với đối tượng khách hàng đảm bảo những tiêu chí sau:
  • Đủ 18 tuổi trở lên: bởi lúc này, chiếc mũi của bạn gần như đã phát triển hoàn thiện, ngoài ra bạn cũng đã đủ tuổi để chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.
  • Thực sự có mong muốn cải thiện dáng mũi: khách hàng phải có mong muốn thay đổi diện mạo cho chiếc mũi của mình thì tâm lý tại quá trình trước, trong và sau phẫu thuật mới ổn định và đảm bảo để phẫu thuật nâng mũi thành công.
  • Có sức khỏe đảm bảo để tiến hành phẫu thuật: sức khỏe tốt sẽ giúp hồi phục nhanh hơn, mũi sau nâng đẹp tự nhiên, không để lại biến chứng.
  • Mũi tồn tại khuyết điểm trông không được ưa nhìn, mũi bị hỏng từ lần nâng mũi trước, hoặc mũi khiếm khuyết do tai nạn.
  • Khác nhau: trong khi nâng mũi bọc sụn thích hợp hơn với những người có dáng mũi không quá nhiều khuyết điểm khó sửa như: mũi hếch, mũi tẹt,… và đặc biệt phù hợp với người có da đầu mũi mỏng thì nâng mũi cấu trúc phù hợp với hầu hết mọi dáng mũi, dù tồn tại ít hay nhiều khuyết điểm.

1.2. Ưu điểm vượt trội

Nâng mũi cấu trúc:
  • Phù hợp với tất cả các dáng mũi, bất chấp dáng mũi có to, hếch, tẹt, gồ ghề,…
  • Tái lập toàn bộ cấu trúc mũi, khắc phục tất cả những nhược điểm của mũi.
  • Kết hợp hài hòa giữa 2 loại sụn tự thân và sụn nhân tạo để hạn chế tối đa các biến chứng xấu.
  • Mũi sau nâng sẽ có được nét đẹp tự nhiên, hoàn hảo.
  • Có thể điều chỉnh các biến chứng sau phẫu thuật (nếu có).

Nâng mũi bọc sụn:
  • Nâng mũi bọc sụn là giải pháp tối ưu cho những trường hợp có da mũi mỏng. 
  • Thời gian thực hiện nhanh hơn nâng mũi cấu trúc, không để lại sẹo, hiệu quả lâu dài.
  • Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể khách hàng nên có độ tương thích cao, cho kết quả là một chiếc mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt.
  • Chi phí thực hiện không quá đắt đỏ, phù hợp với hầu hết mọi người.

1.3. Nhược điểm

Nâng mũi cấu trúc:
  • Chi phí khá cao vì can thiệp tái lập toàn bộ cấu trúc mũi và có các tiểu phẫu lấy sụn tự thân đi kèm.
  • Vì là phẫu thuật cấu trúc toàn bộ dáng mũi nên thời gian thực hiện sẽ lâu hơn các phương pháp nâng mũi thông thường.

Nâng mũi bọc sụn:
  • Phương pháp này hạn chế đối tượng áp dụng, tức là chỉ phù hợp với những khách hàng đã có dáng mũi tương đối, không tồn tại quá nhiều khuyết điểm.
  • Chi phí khá cao so với các kỹ thuật nâng mũi khác.

2. Nên chọn nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bọc sụn?

Để trả lời cho câu hỏi “Nên chọn nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bọc sụn?”, chúng ta cần cân nhắc những yếu tố sau:

  • Tình trạng mũi hiện tại:

Chúng ta cần đánh giá được chiếc mũi của mình xem có tồn tại quá nhiều khuyết điểm và cần can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi hay không. Nếu có, tốt hơn là nên áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để tái lập lại toàn bộ hình dáng mũi, xóa bỏ mọi khuyết điểm.

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại:

Trước khi phẫu thuật nâng mũi, khách hàng cần kiểm tra tình trạng sức khỏe xem có đạt yêu cầu về an toàn để thực hiện phẫu thuật hay không. Vì cả hai phương pháp này đều đòi hỏi tiểu phẫu đi kèm để lấy sụn tự thân từ chính cơ thể bạn nên tình hình sức khỏe là vấn đề cần hết sức lưu ý.

  • Tình hình tài chính hiện tại:

So với nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc có mức giá có phần “nhỉnh” hơn, nên nếu mũi không tồn tại
quá nhiều khuyết điểm, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn. Tuy nhiên, dù có nâng mũi theo phương pháp nào thì cũng nhất định thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, tránh tiền mất tật mang.

  • Mong muốn của bản thân:

Nếu khách hàng muốn thay mới hoàn toàn diện mạo chiếc mũi của mình thì phương pháp nâng mũi cấu trúc quả là không thể bỏ qua.

Hi vọng rằng, sau khi cân nhắc những yếu tố trên, cộng thêm sự tư vấn, định hướng của các bác sĩ chuyên khoa thì các bạn sẽ lựa chọn được một phương pháp phẫu thuật nâng mũi phù hợp nhất.

3. Hướng dẫn kiêng khem sau nâng mũi từ A đến Z

Dù cho bạn có nâng mũi bằng phương pháp nào thì sau phẫu thuật cũng không thể bỏ qua, coi nhẹ các bước chăm sóc, kiêng khem chuẩn khoa học. Sau đây, Tấm xin mách bạn cách chăm sóc hậu phẫu cho chiếc mũi của mình, đảm bảo an toàn, nhanh hồi phục và sớm đạt được vẻ đẹp mềm mại, tự nhiên:

  • Cách chăm sóc:
  • Lau bằng nước muối sinh lý trong những ngày đầu. Cách thực hiện: Dùng bông y tế/tăm bông sạch thấm nước muối sinh lý và tiến hành lau nhẹ vùng mũi 1 ngày khoảng 2 lần, vào sáng và tối. Nước muối có tác dụng làm sạch nhưng vẫn đảm bảo độ lành tính cao, không gây tổn thương cho vùng mũi nhạy cảm hậu phẫu thuật.
  • Đảm bảo máu huyết được lưu thông thật tốt, nên đi lại, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
  • Trong vòng một tháng hậu phẫu thuật, hãy cố gắng ngủ ở tư thế nằm ngửa để cố định hình dáng chiếc mũi.
  • Che chắn mũi thật cẩn thận khi đi ra nắng hay khi ở trong môi trường có nhiều bụi bẩn, nhiều chất kích thích không tốt cho mũi.
  • Nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức hồi phục cho vết phẫu thuật.
  • Lưu ý thực hiện theo chế độ chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần uống thuốc bác sĩ kê đơn và tái khám theo đúng lịch hẹn.
  • Lưu ý kiêng khem:
  • Trừ lúc vệ sinh mũi, còn lại luôn phải chú ý giữ vết phẫu thuật được khô ráo.
  • Không giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Tránh nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ để bảo vệ form dáng mũi.
  • Tránh để mũi tiếp xúc với môi trường nhiều chất bẩn.
  • Tuyệt đối tránh va chạm vào vùng mũi và các hoạt động mạnh như bơi lội, chạy bộ… để tránh ảnh hưởng đến dáng mũi trong vòng từ 1 đến 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật Điều này nhằm tránh tác động làm ảnh hưởng đến dáng mũi sau phẫu thuật. Khách hàng nên vận động nhưng chỉ ở cường độ vừa phải.
  • Kiêng sử dụng các thức ăn ảnh hưởng đến vết thương, dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ, sẽ để lại sẹo xấu như: đồ nếp, rau muống, thịt bò, hải sản, chất kích thích trong khoảng 1 tháng đầu sau phẫu thuật.

Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ tìm được phương pháp nâng mũi phù hợp với bản thân cũng như có thêm kiến thức về cách chăm sóc, kiêng khem đúng chuẩn.

Thẩm mỹ viện Tấm – Đồng hành cùng quý khách trên con đường tìm kiếm phiên bản tốt nhất của bản thân.

Xem thêm:

Nâng mũi cấu trúc có thật sự khắc phục được hết khuyết điểm của mũi?

10 người hết 8 người chọn nâng mũi bọc sụn là do đâu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *