Cấy tóc là gì? Dấu hiệu nhận biết bạn có phù hợp để cấy tóc hay không

1. Cấy tóc là gì?

Cấy tóc là một ca phẫu thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu sẽ dịch chuyển các sợi tóc đến vùng bị hói trên đầu. Bác sĩ thường lấy tóc từ vùng phía sau hoặc hai bên đầu để cấy vào phía trước đầu hoặc lên trên đỉnh đầu.

Cấy tóc thường được thực hiện tại các phòng khám y tế dưới hình thức gây tê cục bộ.

Chứng rụng tóc hói là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca rụng tóc. Vấn đề này thuộc về yếu tố di truyền. Các trường hợp rụng tóc còn lại là do nhiều yếu tố khác, ví dụ như:

  • chế độ ăn
  • căng thẳng
  • bệnh lý
  • mất cân bằng hóc-môn
  • sử dụng thuốc

Xem thêm chuyên mục Trị rụng tóc trên Suckhoe123.vn – Chuyên trang Tư vấn Thẩm mỹ và Sức khỏe. 

2. Đối tượng hưởng lợi khi cấy tóc

Cấy tóc có thể cải thiện vẻ ngoài và sự tự tin của bạn. Các đối tượng thích hợp để làm cấy tóc bao gồm:

  • nam giới bị rụng tóc hói (androgenetic alopecia – rụng tóc hói do nội tiết tố nam, hói do di truyền)
  • phụ nữ có mái tóc thưa do rụng tóc
  • bất kỳ ai bị rụng tóc do bỏng hoặc chấn thương da đầu

3. Đối tượng không thích hợp để cấy tóc

Một số người không phù hợp với quy trình cấy tóc bao gồm: 

  • phụ nữ bị rụng tóc lan rộng khắp đầu
  • những người không có đủ vùng có thể cho tóc để lấy tóc đem đi cấy
  • những người bị sẹo lồi (sẹo dày, xơ) sau chấn thương hoặc phẫu thuật
  • những người bị rụng tóc do dùng thuốc, ví như hóa trị liệu

4. Quy trình cấy tóc diễn ra như thế nào?

Sau khi làm sạch da đầu một cách cẩn thận, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một cây kim nhỏ để gây tê một vùng trên đầu bạn bằng thuốc gây tê cục bộ.

(chèn ảnh tư vấn cấy tóc bs Tâm)

Hai kỹ thuật chính được sử dụng để lấy các nang tóc dùng cho cấy tóc là: cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc) và cấy tóc FUE (chiết từng cụm nang tóc)

4.1 Phương pháp cắt dải nang tóc (cấy tóc FUT)

1. Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng dao mổ để cắt một dải da đầu từ phía sau đầu. Vết rạch thường dài vài cm.

2. Sau đó vết rạch được khâu kín lại.

3. Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật tách phần da đầu đã cắt thành các cụm nang tóc nhỏ hơn bằng cách sử dụng kính lúp và dao phẫu thuật sắc bén. Khi được cấy vào da đầu, những cụm nang tóc này sẽ giúp tóc mọc một cách tự nhiên.

4.2 Phương pháp chiết từng cụm nang tóc (cấy tóc FUE)

Trong phương pháp chiết từng cụm nang tóc (FUE), các nang tóc được thu hoạch trực tiếp từ phía sau đầu, thông qua hàng trăm đến hàng nghìn vết rạch nhỏ.

1. Bác sĩ phẫu thuật tạo những lỗ nhỏ bằng lưỡi dao hoặc kim tiêm trên vùng da cần cấy tóc. Sau đó nhẹ nhàng đặt những cụm nang tóc vào những lỗ này.

2. Trong một ca cấy tóc, bác sĩ phẫu thuật có thể cấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sợi tóc.

3. Cuối cùng, da đầu sẽ được che phủ bằng băng gạc trong vài ngày.

Nhìn chung, để thực hiện một ca cấy tóc, bác sĩ có thể mất bốn giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Chỉ khâu sẽ được tháo sau khoảng 10 ngày kể từ khi phẫu thuật.

Bạn có thể cần đến 3 hoặc 4 lần cấy tóc để đạt được độ dày mà bạn mong muốn. Các ca cấy tóc diễn ra cách nhau vài tháng để cho phép mỗi ca cấy ghép hồi phục hoàn toàn.

Quá trình hồi phục sau cấy tóc 

Da đầu của bạn có thể bị đau và bạn có thể cần dùng thuốc sau phẫu thuật cấy tóc, chẳng hạn như:

  • thuốc giảm đau
  • thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • thuốc chống viêm để giảm sưng viêm

Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc vài ngày sau khi làm phẫu thuật.

(chèn ảnh tư vấn cấy tóc Bs Tâm)

Tóc được cấy sẽ bị rụng đi sau hai đến ba tuần kể từ khi thực hiện thủ thuật. Điều này tạo điều kiện cho tóc mới mọc. Hầu hết mọi người sẽ thấy có một số tóc mới mọc lên sau 8-12 tháng kể từ khi phẫu thuật. 

Nhiều bác sĩ kê thuốc minoxidil (Rogaine) hoặc thuốc mọc tóc Finasteride (Propecia) để cải thiện tình trạng tái mọc tóc. Những loại thuốc này cũng giúp làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng rụng tóc trong tương lai.

5. Biến chứng liên quan đến cấy tóc là gì?

Các tác dụng phụ từ việc cấy tóc thường không đáng quan ngại và sẽ biến mất sau vài tuần.

Tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • chảy máu
  • nhiễm trùng
  • sưng da đầu
  • bầm tím quanh mắt
  • hình thành vảy trên các vùng da đầu nơi cho tóc hoặc cấy tóc
  • tê hoặc mất cảm giác trên các vùng da đầu được điều trị
  • ngứa
  • viêm hoặc nhiễm trùng các nang tóc, được gọi là viêm nang tóc (folliculitis)
  • sốc rụng tóc, tóc cấy bị rụng đột ngột nhưng thường là tạm thời
  • các nhúm tóc mọc trông không tự nhiên

6. Kết quả cấy tóc như thế nào?

Thông thường, tóc sẽ tiếp tục mọc ở vùng đã cấy tóc trên đầu.

Tóc mới có thể mọc dày hơn hoặc thưa hơn tùy thuộc vào:

  • độ chảy xệ của da đầu, hay mức độ lỏng lẻo của da đầu
  • mật độ nang trong vùng cấy
  • đường kính hoặc chất lượng tóc
  • độ xoăn của tóc

Nếu bạn không dùng thuốc (chẳng hạn như minoxidil hoặc Finasteride) hoặc trải qua liệu pháp laser cường độ thấp, thì bạn có thể sẽ tiếp tục bị rụng tóc ở những vùng da đầu không được điều trị (vùng không cấy tóc).

Điều quan trọng là phải thảo luận về kết quả có thể đạt được với bác sĩ phẫu thuật của bạn và đặt ra những kỳ vọng thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *