Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì lành? Nên ăn gì cho mau lành?

Nâng mũi là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt, khi thực hiện nâng mũi, điều không kém phần quan trọng cần phải lưu ý đó chính là chế độ ăn uống hậu phẫu. 

1. Giai đoạn phục hồi nâng mũi cấu trúc

Với bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ nào, việc can thiệp dao kéo cần một giai đoạn phục hồi nhất định, không thể ngày một ngày hai mà mau lành được. Do đó, thẩm mỹ nâng mũi cũng cần trải qua những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1 (nâng mũi sau 1-2 ngày đầu): Thời gian này mũi sẽ có hiện tượng sưng và bầm tím. Hiện tượng này hầu hết sau phẫu thuật ai cũng gặp phải điều này hết sức bình thường. Bạn không cần lo lắng quá nhiều khi gặp vấn đề này.
  • Giai đoạn 2 (nâng mũi sau 3 ngày): Tình trạng sưng, bầm tím sẽ giảm dần đi.
  • Giai đoạn 3 (sau 1 tuần): Trong thời gian này vết mổ đã tương đối lành, tình trạng sưng bầm tím cũng chấm dứt. Bạn nên quay lại nơi phẫu thuật để cắt chỉ.
  • Giai đoạn 4 (nâng mũi được 1 tháng): Lúc này mũi của bạn đã ổn định, dần dần vào form dáng. Mũi phục hồi và đem lại cho bạn một chiếc mũi mềm mại và tự nhiên nhất.

Đây là 4 giai đoạn phục hồi cơ bản đối với mọi người, việc phục hồi nhanh hay chậm hơn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố sức khoẻ, cách chăm sóc cơ thể và chế độ ăn uống khoa học.

2. Sau nâng mũi cấu trúc cần ăn gì cho mau lành?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện chiều cao của sống mũi và khắc phục một số khuyết điểm của mũi, giúp bạn sở hữu ngay dáng mũi thon gọn, thanh thoát và giúp khuôn mặt trở nên ưa nhìn hơn.

Tuy nhiên sau khi thực hiện nâng mũi, bạn cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tái tạo và làm giảm phản ứng viêm đỏ ở vùng mũi.

2.1 Nên ăn gì sau khi nâng mũi cấu trúc cho nhanh lành?

  • Uống đủ nước

Sau khi nâng mũi, cơ thể dễ mất nước do mũi tăng tiết dịch. Vì vậy, bạn nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để thúc đẩy vết thương ở mũi nhanh lành và giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, nóng rát ở vùng mũi.

Hơn nữa, quá trình phẫu thuật mũi còn khiến cơ thể dễ mất nước, uể oải và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung đủ nước trong thời gian này là vô cùng cần thiết. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây để bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

  • Bổ sung các loại hoa quả chứa vitamin A, E

Các loại hoa quả như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho, lựu,… rất tốt cho quá trình phục hồi sau khi nâng mũi. Hầu hết các loại quả này đều chứa nhiều nước, axit amin, vitamin C và E. Các thành phần dinh dưỡng trong loại quả này giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế tình trạng vết thương mưng mủ và hình thành sẹo thâm, sẹo lồi. Việc bổ sung vitamin C vào trong cơ thể giúp chống oxy hoá, đảm nhiệm vai trò phục hồi vết thương, ổn định cấu trúc mũi và giúp mũi lên form chuẩn đẹp.

  • Ăn các loại rau củ quả

Trong thời gian phục hồi sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông,… vào chế độ ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có kết cấu mềm, dễ nhai và không gây bùng phát cơn đau ở mũi trong quá trình ăn uống.

2.2 Nên kiêng gì sau khi nâng mũi?

Bên cạnh các loại thực phẩm lành mạnh, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, mưng mủ sau khi nâng mũi. Sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến vết thương chậm lành và ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi
sau khi chỉnh sửa.

  • Kiêng thịt gà, thịt bò và đồ nếp

Thịt gà và đồ nếp là các loại thực phẩm dễ gây sưng viêm và mưng mủ – đặc biệt là sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Dùng các loại thực phẩm này quá nhiều có thể khiến vết thương ở mũi phù nề, mưng mủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Bên cạnh đó, thịt bò cũng là thực phẩm dễ gây sẹo lồi nên bạn tuyệt đối không nên sử dụng thực phẩm này trong giai đoạn hậu phẫu.

  • Kiêng hải sản

Mặc dù giàu dinh dưỡng, hải sản luôn là món ăn được liệt vào danh sách đen khi phẫu thuật mũi. Nhóm thực phẩm này có tính hàn nên rất dễ gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Nếu ăn quá nhiều, vết thương ở vùng mũi có thể bị sưng nề, mưng mủ và để lại sẹo thâm sạm, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

  • Kiêng rau muống

Cũng giống như thịt bò, rau muống là thực phẩm cần hạn chế sử dụng sau khi phẫu thuật vì chúng dễ gây ra sẹo lồi và sẹo thâm. Để tránh hình thành sẹo xấu, bạn nên kiêng cử tuyệt đối rau muống trong ít nhất 3 tuần sau khi nâng mũi.

3. Hạn chế làm gì sau khi nâng mũi?

Bên cạnh việc kiêng cữ kỹ nguồn dinh dưỡng thức ăn, thì bạn vẫn cần phải chú ý một số điều sau đây để quá trình nâng mũi có kết quả như mong muốn:

  • Xây dựng cho bản thân thực đơn ăn uống khoa học để tránh tình trạng vết thương chậm lành, mưng mủ và viêm nhiễm, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo vết thương và giúp cấu trúc mũi ổn định nhanh hơn.
  • Hạn chế tối đa các tác động cơ học lên mũi như dụi mũi, trang điểm, đeo khẩu trang quá chặt, đeo kính nặng, nằm sấp, nằm nghiêng,…trong ít nhất 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước trong 7 ngày đầu. Vệ sinh vết thương bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
  • Sau khi phẫu thuật nâng mũi, phần mũi và hàm mặt có thể bị đau nhức, sưng nề và gây ra không ít khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn ăn hoặc ăn uống kiêng khem quá mức. Tình trạng này khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay dùng thêm loại thuốc khác nếu không có chỉ định.
  • Tái khám theo lịch hẹn để được cắt chỉ, đánh giá tốc độ hồi phục và xử lý nếu có vấn đề phát sinh.

Xem thêm :

  • Biến chứng nâng mũi cấu trúc – Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Nâng mũi bọc sụn và những lưu ý nhất định phải biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *