Nâng mũi cấu trúc sụn sườn và những lưu ý cần biết

Nâng mũi sụn sườn với chất liệu nâng 100% là sụn tự thân không chỉ giúp khắc phục nhiều khuyết điểm vùng mũi: thấp, vẹo, mất cân đối, … mà còn có độ tương thích cao với cơ thể. Hơn nữa, đây là liệu pháp tốt nhất dành cho những người dị ứng chất liệu sụn nhân tạo, từng phẫu thuật hỏng.

1. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là gì?

Nâng mũi sụn sườn sử dụng phần sụn từ vùng xương sườn của cơ thể làm chất liệu nâng mũi. Đây là phần sụn mềm, có độ cong tự nhiên nên dễ dàng chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi: sống mũi, đầu mũi, trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên.

Hiện tại, có 2 lựa chọn cho khách hàng khi nâng mũi sụn sườn:

  • Nâng mũi bán sụn sườn: bác sĩ sẽ kết hợp sụn nhân tạo để nâng cao sóng mũi và sử dụng sụn sườn để bọc đầu mũi.
  • Nâng mũi sườn toàn phần: bác sĩ sẽ sử dụng 100% sụn sườn để nâng cao sóng mũi, bọc đầu mũi, dựng trụ mũi.

2. Trường hợp nào nên nâng mũi cấu trúc sụn sườn?

  • Người có mũi hếch, mũi ngắn, muốn kéo dài đầu mũi.
  • Người có mũi gồ, mũi tẹt, cần cải thiện dáng mũi.
  • Người có dáng mũi cong, phần trụ mũi yếu, lệch vách ngăn.
  • Người từng phẫu thuật nâng mũi nhưng chưa ưng ý hay có biến chứng cần xử lý.
  • Người muốn cải thiện dáng mũi bằng sụn tự thân để có độ bền cao.

3. Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc sụn sườn

Tương thích cao với cơ thể, gần như tránh được tình trạng kích ứng chất liệu nâng.

Nâng mũi sụn sườn sử dụng 100% sụn tự thân nên hầu như không xảy ra phản ứng đào thải như các phương pháp nâng mũi truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp thẩm mỹ đều tiềm ẩn rủi ro và biến chứng – đặc biệt là khi thực hiện tại những cơ sở làm đẹp kém chất lượng, bác sĩ không đủ chuyên môn và không đảm bảo yếu tố vô khuẩn.

Đem lại kết quả đẹp an toàn vĩnh viễn.

Sụn sườn có tính chất cứng cáp hơn sụn tai, duy trì lâu dài nên thường dùng để dựng trụ mũi.

Đem lại dáng mũi đẹp tự nhiên, không bóng đỏ, viêm sưng, kích ứng đầu mũi

Nâng mũi sụn sườn có thể tránh được nhiều biến chứng xảy ra khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ mũi thông thường khác như:

  • Viêm nhiễm, hoại tử (thường do chăm sóc không đúng cách hoặc thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng)
  • Mũi lệch vẹo, kém tự nhiên
  • Mũi quá cao, dáng mũi không phù hợp với cấu trúc khuôn mặt (chủ yếu do tay nghề của bác sĩ)

4. Quy trình nâng mũi sụn sườn

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng mũi và tư vấn cho khách hàng phương pháp nâng mũi thích hợp. Để đảm bảo cho quá trình phẫu thuật được diễn ra an toàn thuận lợi, bạn sẽ được làm các xét nghiệm và kiểm tra tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe có thể tiến hành phẫu thuật được không.
  • Bước 2: Phác thảo dáng mũiĐây là bước vô cùng quan trọng để giúp khách hàng sở hữu dáng mũi mong muốn. Bác sĩ sẽ phác thảo dáng mũi và xác định vùng sụn tự thân cần lấy.
  • Bước 3: Sát khuẩn và gây mê Để đảm bảo yếu tố an toàn khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn xung quanh vùng sụn tự thân cần lấy và xung quanh vùng mũi, đồng thời gây mê trong suốt quá trình thực hiện.
  • Bước 4: Tiến hành phẫu thuật Bác sĩ tiến hành lấy một phần sụn sườn có chiều dài khoảng 2-3 cm và đóng kín vết rạch bằng chỉ khâu thẩm mỹ. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt gọt chỉnh hình phần sụn thành nhiều phần để tạo hình trụ mũi, sống mũi và đầu mũi. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành nâng mũi cấu trúc. Sau khi quá trình hoàn tất, bác sĩ sẽ khâu toàn bộ vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ, mũi được nẹp cố định để giữ dáng mũi.

  • Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu Nghe lời dặn dò từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, thời gian quay lại tái khám nhằm có được kết quả tốt nhất.

5. Những lưu ý không được bỏ lỡ khi nâng mũi cấu trúc sụn sườn

Nâng mũi sụn sườn là giải pháp dành cho người có dáng mũi xấu, nhiều khuyết điểm, mũi cong vẹo và tổn thương nặng nề do phẫu thuật hỏng. Tuy nhiên trước khi can thiệp phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Việc lựa chọn cơ sở thực hiện là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến gần như kết quả sau khi thẩm mỹ. Vì vậy, nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ thực hiện nâng mũi sụn sườn.
  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ sau khi nâng mũi để hạn chế rủi ro, biến chứng và giúp mũi lên form đẹp, tự nhiên. Ngoài ra nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong thời gian phục hồi, nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Nâng mũi sụn sườn toàn phần không thể nâng mũi quá cao, vì sụn sườn lấy từ cơ thể có mức độ nhất định. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ đảm bảo đạt đến yếu tố tự nhiên, nâng cao sống mũi vừa đủ.
  • Càng lớn tuổi càng khó lấy sụn sườn, sụn sẽ không còn độ dẻo dai và tốt như sụn người trẻ tuổi. Mặt khác, người lớn tuổi sẽ mất nhiều thời gian lành thương hơn người trẻ tuổi.
  • Mũi có thể lên form và hết đau nhức hoàn toàn sau 1 – 2 tháng. Tuy nhiên để dáng mũi ổn định và duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài, bạn nên tránh các hoạt động nặng và hạn chế tác động trực tiếp lên vùng mũi sau khi thực hiện nâng mũi sụn sườn.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá tình trạng mũi và xử lý sớm nếu có biến chứng phát sinh.

Xem thêm :

  • Nâng mũi bọc sụn giá bao nhiêu? Có được vĩnh viễn không?
  • Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *