Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen và cách phòng tránh

Mụn đầu đen là nỗi ác mộng của nhiều người. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn có thể phát triển thành mụn bọc, mụn viêm. Vậy nguyên nhân gây ra mụn đầu đen là gì và cách phòng tránh thế nào cho hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá không sưng viêm. Mụn đầu đen hình thành bởi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, tế bào chết, các sản phẩm trang điểm, dầu thừa. Đầu mụn khi tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị oxi hóa và biến thành màu đen sậm.

Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, khoảng 1mm và phần nhân mụn trồi lên bề mặt da. Loại mụn này thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt vùng mũi nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất, dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra có thể xuất hiện ở lưng, ngực, cổ, cánh tay.

Mụn đầu đen thường không gây đau nhức như mụn bọc, mụn mủ. Tuy nhiên nếu tự nặn mụn đầu đen không đúng cách có thể khiến chúng tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và phát triển thành mụn mủ sưng viêm.

2. Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen

Mụn đầu đen có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố môi trường và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể như:

  • Giai đoạn tuổi dậy thì: Ở giai đoạn này, các hoocmon giới tính Androgen gia tăng, nội tiết tố thay đổi kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, sản sinh ra nhiều dầu và bã nhờn khiến lỗ chân lông bít tắc.
  • Cơ địa da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu thừa, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông
  • Rối loạn nội tiết tố: Khi sử dụng các loại thuốc tránh thai, corticoid, lithium,… Hoặc đang trong giai đoạn mang thai, trong kỳ kinh nguyệt,..
  • Không làm sạch da đúng cách: Không rửa sạch mặt, không sử dụng đúng các sản phẩm phù hợp với da khiến vi khuẩn có điều kiện lây lan, gia tăng sự phát triển của mụn đầu đen
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có ga, sử dụng rượu bia các chất kích thích,… là các tác nhân khiến da nổi mụn đầu đen. 
  • Lối sống không khoa học: Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng bận rộn, ăn ngủ không điều độ,… là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố, hình thành nên mụn đầu đen.

3. Cách phòng tránh mụn đầu đen hiệu quả

Để chăm sóc da và ngăn ngừa mụn đầu đen tận gốc, cần giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế các tác nhân có hại của môi trường tiếp xúc với bề mặt da. Sau đây là một số lưu ý về cách phòng tránh mụn đầu đen hiệu quả:

  • Rửa mặt đúng cách

Nên rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn, paraben, an toàn không gây kích ứng da. Khi rửa mặt nên mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để lấy đi hết các bụi bẩn bã nhờn tích tụ, đồng thời thúc đẩy mạch máu lưu thông tốt.

Sau khi rửa mặt có thể dùng toner để làm sạch sâu lỗ chân lông và cân bằng độ ph trên da

  • Giữ vệ sinh chăn gối sạch sẽ

Chăn gối, khăn mặt là địa điểm tập trung nhiều vi khuẩn, bụi bẩn lâu ngày tích tụ. Việc tiếp xúc với chăn gối, khăn mặt thường xuyên làm lây lan vi khuẩn từ bề mặt chăn gối lên da. Vì vậy cần thường xuyên vệ sinh, giặt giũ chăn gối, khăn mặt sạch sẽ, khô thoáng.

  • Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm thường xuyên

Lên lịch tẩy tế bào chết 1 lần/tuần và bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để cung cấp đủ ẩm cho da, hạn chế dầu nhờn và giảm mụn đầu đen.

  • Tránh để tóc, tay chạm lên mặt

Dầu thừa và bụi bẩn đọng lại trên tóc khi tiếp xúc với da mặt có thể làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Việc đưa tay chạm lên mặt thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn lây lan làm mụn mọc dày hơn. Vì vậy cần gội đầu thường xuyên và tránh chạm tay lên mặt.

  • Lối sống khoa học, lành mạnh

Tập có lối sống khoa học, lành mạnh để có cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi. Tập thể dục thường xuyên, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, mệt mỏi.

4. Bị mụn đầu đen phải xử lý như thế nào?

Điều trị mụn đầu đen không khó nhưng cần điều trị đúng cách nếu không mụn dễ tái phát nhiều lần, thậm chí tình trạng có thể nặng hơn, gây viêm nhiễm và hình thành mụn bọc. Khi có mụn đầu đen thì tuyệt đối không nên tự nặn mụn mà cần tham khảo các cách sau đ
ây:

4.1. Dùng các sản phẩm chăm sóc da, trị mụn đầu đen

Trên thị trường hiện nay có nhiều kem dưỡng, serum có khả năng cấp ẩm, làm dịu da, đẩy nhân mụn lên nhanh chóng. Khi sử dụng bạn nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thành phần lành tính an toàn cho da.

4.2. Trị mụn đầu đen tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

  • Mật ong: Mật ong có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa oxi hóa, dưỡng da mềm mại ẩm mượt từ sâu bên trong. Bôi mật ong nguyên chất lên vùng da có mụn đầu đen. Để trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm
  • Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà có tác dụng làm sáng da, sạch sâu lỗ chân lông hiệu quả. Để thực hiện cần tách lấy lòng trắng trứng, lấy miếng vải sạch thấm vào và xoa đều lên vùng da bị mụn. Giữ khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Baking soda: Trộn hỗn hợp baking soda và nước theo tỷ lệ 1:1 rồi chà lên mũi và vùng da bị mụn đầu đen. Để khô trong 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm
  • Kem đánh răng: Bôi kem đánh răng lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Chú ý chỉ nên thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần vì sẽ làm da khô, mỏng, dễ bắt nắng.

4.3. Dùng thuốc tây y

Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng mụn và tư vấn loại thuốc phù hợp với từng người. Các thuốc kháng sinh dùng để trị mụn bao gồm: Acid Azelaic, Benzoyl peroxide, Tretinoin, Adapalene,….giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn mụn và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Trên đây là tất tần tật các nguyên nhân gây mụn và cách phòng tránh mụn hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay, có ý nghĩa thì hãy like và share cho nhiều bạn bè biết tới hơn nữa nhé.

Xem thêm :

  • Hướng dẫn sử dụng mặt nạ sữa ong chúa đúng cách ngay tại nhà
  • Bật mí 9 cách làm trắng da mặt nhanh và hiệu quả nhất tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *